Hãn Thích

Quyển 1 - Chương 279-1: Nơi này là Thường Sơn (1)




Cái tên Thường Sơn, thấy sớm nhất là ở trong "Chiến quốc sách", tuy nhiên không ai chắc phạm vi của nó.

Sau khi Thủy hoàng đế thống nhất sáu nước, lập Quận Hằng Sơn. Sau vì kiêng kỵ tên húy của Hán Văn Đế, nên Hằng Sơn đổi thành Quận Thường Sơn, phạm vi cũng từ đó được mở rộng. Năm Nguyên Đỉnh thứ tư thời Hán Vũ Đế, phân bốn quận Trị Chân làm Chân Định quốc, quận Trị của Quận Thường Sơn cũng chuyển thành Nguyên Thị, thống nhất mười tám huyện, một phần nằm dưới sự cai quản của Ký Châu thứ sử.

Năm Kiến Vũ Hán Quan Vũ Đế thứ mười ba, là công nguyên năm thứ 37. Chân Định quốc được nhập vào Quận Thường Sơn, nhưng Quận Thường Sơn lại đổi tên thành Thường Sơn quốc, nhưng cũng vì giữa những nước xung quanh như Trung Sơn quốc, Triệu quốc và quận Cự Lộc xảy ra biến loạn nên số lượng thị trấn được thống nhất giảm bớt từ 18 huyện còn 13 huyện, vương đô này được thiết lập trong thị trấn Nguyên Thị.

- Hoàng Thúc, từ miệng núi phía trước hướng đông bắc khoảng 80 dặm, chính là Chân Định. Đợi sau khi qua sông Hô Đà đến Khúc Dương, e rằng chúng ta phải mỗi người đi một ngả. Hoàng Thúc đi Bột Hải, phải đi về hướng đông, qua An Bình là Hà Gian, chính là quận Bột Hải. Tiểu nhân thì phải về Trung Sơn phụng mệnh gia chủ, đến lúc đó phải đi về hướng bắc, cũng có nghĩa là không còn cách nào để giúp đỡ Hoàng Thúc nữa.

Một chi Thương đội lần lượt đi ra từ khe núi, đi theo đường quan đạo. Quy mô của Thương đội lần này vô cùng lớn, tất cả có hơn hai trăm đoàn xe, đội hộ vệ thì có tận hơn hai ngàn người. Trong Thương đội chất đầy hàng hóa, khiến cho tốc độ di chuyển cũng không thể nhanh được.

Ở phía cuối cùng của Thương đội, là một chi quy mô ước chừng 600 người. Tuy nhiên nhìn toàn bộ đội quân thì lại chia thành hai nhánh, diện mạo thì hoàn toàn khác nhau. Một đội thì đội ngũ rời rạc, khoảng hơn ba trăm người. Mà đội còn lại, nhân số khoảng hai trăm người, tuy nhiên ngựa thì có khoảng hơn ba trăm con, đội ngũ lại rất chỉnh tề, quân kỷ nghiêm khắc, lộ ra một vẻ sát khí.

Tô Uy thân hình béo lùn, cao khoảng 1m70, cân nặng cũng khoảng trên dưới một trăm. Y khoảng chừng trên dưới ba mươi tuổi, khuôn mặt tròn núc ních, trên mặt luôn nở nụ cười, nhìn trông giống như phật Di Lặc vậy, đôi mắt có hơi nhỏ, nhưng lộ ra vẻ tinh anh. Y cưỡi ngựa đi đến trước mặt một người thanh niên khác. Thần sắc cung kính nói.

Người thanh niên kia cao chừng chín thước, vai rộng eo thon, tuổi cũng chừng hai mươi, nhưng lại có một vẻ vô cùng uy nghiêm, khiến cho Tô Uy khiếp vía. Trước mặt người thanh niên đó, y nói chuyện vô cùng cung kính, e sợ làm đối phương tức giận. Bởi vì y biết rằng, tuy rằng người thanh niên đó ăn mặc giản dị, khuôn mặt thì có vẻ mập mạp, nụ cười thì toát lên sự chất phác, nhưng sau nụ cười đó, là lòng dạ lang sói. Dọc theo con đường, y học được thêm nhiều thủ đoạn nham hiểm của kẻ đó.

Lúc thông hành ở quận Thái Nguyên, từng bị một nhóm mã tặc đến tống tiền, lúc ấy không ngờ còn chưa cần đến vài hiệp, hơn ba trăm tên mã tặc đó đã bị tàn sát gần hết.

Thậm chí người này không có ra tay, chỉ đứng một bên quan sát trận chiến. Mà hai viên Đại tướng dưới tay hắn cũng đủ để giết mã tặc thây ngang khắp đồng, không kẻ nào may mắn thoát khỏi.

Mục đích của thanh niên này là quận Bột Hải. Hơn nữa lần này là bí mật đi tới Bột Hải, Tô Uy có chút lo lắng, nếu chẳng may đối phương muốn diệt khẩu, nói không chừng những người phía mình căn bản không đủ để cho đối phương giết.

- Trọng Đạt, nơi này là Quận Thường Sơn sao?

Người thanh niên đó không hề đếm xỉa đến Tô Úy, nghiêng đầu, nhìn về phía người thanh niên mặc hoa phục chạc tuổi gã.

- Đúng vậy ạ, sau khi qua Thượng Ngải thì đã nhập vào hạt cảnh Quận Thường Sơn rồi. Bởi vậy đi về phía nam chính là Nguyên Thị; còn đi về phía bắc chính là nước Trung Sơn. Biểu huynh, sau khi tiến vào Quận Thường Sơn, hình như người có chút mất hồn mất vía, hay nơi này có điều gì đáng để biểu huynh vướng bận sao?

Người thanh niên nghe xong cười:

- Hành Nhược!

- Có mạt tướng.

Một thanh niên khôi ngô giục ngựa tiến lên, đi đến trước mặt người kia.

- Có muốn về thăm nhà một chút hay không?

Tô Uy nghe được ngẩn ra kinh ngạc, nhìn lại phía người thanh niên khôi ngô kia.

Y biết kẻ này tên là Hạ Hầu Lan, là là một viên Đại tướngnhưng lại không nghĩ rằng, kẻ đó lại là người bản địa Thường Sơn.

- Rời nhà đã lâu, bỗng có chút thấy nhớ. Tuy nhiên chúng ta đang trong cảnh nguy khó, tốt nhất không nên lưu lại chỗ này. Nếu lúc khác có cơ hội, Lan về thăm cũng không muộn, giờ việc chạy đi quan trọng hơn.

- Haizz, nếu đã đến Thường Sơn, sao có thể đi qua nhà mà không vào được?

Người thanh niên cao to đó cười, nói:

- Từ sau khi từ Thái Nguyên đến đây, tất cả mọi người đều đã vất vả rồi. Chi bằng nghỉ ngơi ở Chân Định hai ngày để chỉnh đốn lại, chắc hẳn Tô quản sự sẽ không cự tuyệt đâuTô quản sự, ngươi thấy thế nào?

Tô Uy nghe được vội vàng nói:

- Ta xin nghe lời Hoàng Thúc.

- Nếu Tô quản sự không phản đối, vậy chúng ta sẽ ở Chân Định hai ngày để nghỉ ngơi và chỉnh đốn.

- Vâng! Hạ Hầu Lan nghe xong liền lạp tức hạ người hành lễ, cung kính tuân lệnh.

Người thanh niên khôi ngô đó, đúng là Lưu Sấm. Từ Điền trang Lý Thành, hắn từ Tư Mã Ý mà biết rõ được quan hệ và những rắc rối giữa cha mình và Tư Mã thị, không khỏi xúc động hồi lâu.

Nên nói như thế nào cho phải đây? Phụ thân của hắntrong chuyện mẫu thuẫn này, dường như đã xử làm không đúng. Nếu dựa vào bối phận mà tính, mẫu thân hắn nên là vãn bối của Lưu Đào Chồng già vợ trẻ, đừng nói thời đại này, cho dù là thời đại văn minh sau này cũng không phải là chuyện lớn gì. Mấu chốt là ở chỗ, Lưu Đào và cha đẻ của mẫu thân hắn, cũng là hàng huynh đệ với ông ngoại hắn, mà cuối cùng hai người lại lấy nhau. Nếu muộn hơn một trăm năm nữa, chính là vào thời Ngụy Tấn, có lẽ được coi là những danh sĩ có phong độ. Nhưng vào cuối thời Đông Hán, loại chuyện này mà lan truyền ra ngoài, thì không phải là chuyện tốt gì, khó mà trách được hai nhà lại giữ kín đến thế.

Tuy nhiên, Tư Mã Ý lại muốn đến phò tá hắn. Khi Lưu Sấm nghe xong, cũng vô cùng kinh ngạc. Tài cán của Tư Mã Ý ra sao? Có lẽ không cần phải bàn tán nhiều.

Một kẻ sau khi tiêu trừ Tào Tháo, tiêu diệt Lưu Bị, và tiêu trừ Gia Cát Lượng, nắm hết quyền hành triều đình, thì dễ gì muốn làm vậy? Chỉ có điều Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý đều về dưới trướng của hắn. Trong lòng Lưu Sấm khó tránh khỏi có chút gì đó không được tốt cho lắm. Trong lịch sử, hai người này đối đầu với nhau đến chết mới thôi. Nhưng hiện giờ, hai người lại hiệu lực dưới trướng của hắn, hơn nữa quan hệ giữa họ và Lưu Sấm cũng vô cùng kì lạ. Tư Mã Ý là biểu đệ của Lưu Sấm, là thân thích với nhau; mà Gia Cát Lượng thì lại là em vợ của Lưu Sấm, cũng là thân thích. Cũng may là Gia Cát Lượng Sớm theo Lưu Sấm, nếu không với lại lịch của Tư Mã Ý, Lưu Sấm thật không dám nhận.

Trủng Hổ Tư Mã Ý. Ấn chứa một lũy số mười, người này tuyệt đối là một kẻ âm hiểm. Trình độ của y chắc cũng không kém gì độc sĩ Giả Hủ. Tuy nhiên, Ngọa Long trong tay, ta sao có thể nào e ngại Trủng Hổ được? Đời sau thường nói, thuật làm đế vương là phải đứng ở chỗ cân bằng. Mà hiện giờ giữa hắn, Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng đang ở một thế vô cùng cân bằng.

Hai người đều là thân thích của Lưu Sấm, nhưng giữa họ, đúng là trống đánh xuôi kèn thổi ngược, có thể đoán được rằng, trong tương lai mâu thuẫn giữa bọn họ là không hề nhỏ.

Nếu mà như vậy, Lưu Sấm lại có thể yên tâm cả gan tin dùng Tư Mã Ý Sau khi xuất phát từ Lý Thành, Lưu Sấm vẫn âm thầm quan sát Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng. Đúng như hắn đoán định hai người này quả là trời sinh ra là phải đối đầu nhau, không nên nhìn vào tuổi tác, vì học họ đều còn trẻ, nhưng có thể thấy rằng, ai cũng có kiến giải, có chủ trương riêng. Dọc theo đường đi, hai người này tranh chấp không ngừng, còn khiến trong đội ngũ xuất hiện hai phe phái. Dường như Đỗ Kỳ đứng về phía Tư Mã Ý, còn Bàng Đức và Ngô Ban thì lại về phe Gia Cát Lượng. Về phần Hạ Hầu Lan, vẫn kiên định đứng ở bên cạnh Lưu Sấm, ở vị trí công bằng.

Hiện tượng thú vị này khiến Lưu Sấm cảm thấy vô cùng có hứng thú. Hắn chẳng những không ngăn cản. Thậm chí còn vui vẻ quan sát, làm cho đoạn đường buồn tẻ này, có thêm không ít điều thú vị.

Tháng tư năm Kiến An thứ tư, quân Viên Thiệu tiến đến Giao Đông.

Giao dịch giữa Viên Thiệu và Lưu Sấm cũng dần dần được thực hiện. Lưu Sấm lấy hai quận Bắc Hải và Đông Lai để đổi lấy Liêu Tây của Viên Thiệu làm nơi cư trú, nhận chức Liêu Đông thái thú. Ngay lập tức thiên hạ xôn xao. Rất nhiều người đều cho rằng, lần này Lưu Sấm thiệt hại nặng. Bắc Hải và Đông Lai nhân khẩu cũng khoảng năm mươi vạn, mà hơn nữa trong bốn năm Lưu Sấm cai quản, nơi đó mưa thuận gió hòa, trăm họ an lạc, lương thảo sung túc Nhưng hiện giờ, hắn lại dùng đất của hai quận, để đổi lấy một vùng Liêu Tây, mà nhân khẩu còn chưa được mười vạn.

Dù rằng hắn cũng là bất đắc dĩ, nhưng cũng sẽ bị nhiều người nói là ngu xuẩn.

Rồi việc Lưu Sấm chạy khỏi Hứa Đô, trong một ngày vượt qua năm quan ải cũng trở thành câu chuyện phố xá được mọi người ca tụng. Cái tên Lưu Sấm càng trở nên vang dội. Nhắc đến Lưu Sấm là phải nhắc đến hành động vĩ đại của hắn vượt qua năm quan ải để nói.

Viên Thiệu cũng không có để ý đến việc này. Tâm tư của gã đặt hết vào hai quận Bắc Hải và Đông Lai. Viên Thiệu cũng không ngờ rằng, sau khi được Lưu Sấm cai quản, Bắc Hải và Đông Lai lại trở nên giàu có và đông đúc như thế, nên trong lòng gã vui sướng vô cùng. Chiếm được Bắc Hải và Đông Lai, cũng tương đương với việc uy hiếp được Tào Tháo. Viên Thiệu tin rằng, với hai quận này, tuyệt đối có thể chiếm ưu thế trong việc chiến đấu với Tào Tháo.

Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều làm Viên Thiệu thấy thỏa mãn. Năm vạn người theo Lưu Sấm dời khỏi Đông Lai, đã phá hủy bến tàu Hạ Mật, khiến gã không được vui cho lắm. Đồng thời, vào lúc Lưu Sấm rút lui, không ngờ đã làm cho Nam Sơn thư viện trống không. Các danh sĩ Trịnh Huyền, Quảng Ninh, Bỉnh Nguyên, Tuân Duyệt những người biên soạn tứ thư ngũ kinh ở Nam Sơn thư viện đều bị Lưu Sấm mời đi phân nửa. Mà giờ những người còn trong Nam Sơn thư viện lại chỉ toàn là những người không muốn rời đi, mà danh tiếng và uy danh của những người này lại không sánh bằng với đám người Trịnh Huyền. Điều này cũng khiến cho Viên Thiệu càng thêm bất mãn với Lưu Sấm.