Hình Đồ

Chương 83: Phong tiêu tiêu hề dịch thủy hàn 2




Nàng khom người hành lễ với mọi người, sau đó ngồi xuống, một tay đặt lên dây, tay kia cầm trúc xích lên, chuẩn bị.

Trong giây lát, trong thượng đường lặng ngắt như tờ.

Đây là một loại lễ. Tuy rằng xuân thu Chiến quốc năm trăm năm, làm cho lễ nhạc tan vỡ, phong nhã Tụng không còn sót lại gì, nhưng lễ này, thủy chung vẫn bảo tồn trong lòng mọi người. Nhạc, là một thứ cực kỳ tao nhã, nếu không có lễ, thì không thể nào thưởng thức được tinh túy trong đó.

Ngay cả Từ công cũng ngồi nghiêm chỉnh.

Tranh ——

Trúc xích khẽ gõ lên dây, tay nàng dài nhỏ, theo biến hóa như truyện Hoa hồ điệp mà di chuyển.

Nhạc khúc dõng dạc, chảy ra từ dưới xích, trên dây, trong tay. Loại cảm giác này đủ để lòng người dâng trào.

Tất cả mọi người không dám đi ra, thậm chí lúc bước đi cũng phải đi thật chậm.

Nhưng sắc mặt Từ công dần dần khó coi.

Lưu Khám không quá hiểu âm nhạc, chỉ cảm thấy từ khúc này khảng khái, bi tráng làm huyết mạch như thiêu đốt, cảm xúc hết sức chân thật, thậm chí còn có một thứ cảm giác kỳ lạ, từ khúc như vậy, phát sinh từ trong tay nử tử, mang đến cảm giác vô cùng kỳ diệu.

- Đây là từ khúc gì?

Lưu Khám phát hiện mọi người ở thượng đường đều có nét mặt cổ quái.

Khoái Triệt thấy chung quanh không ai chú ý, bèn ghé lại gần hắn, nói nhỏ:

- Chủ nhân, đây là bài Dịch Thủy tống biệt trứ danh đấy.

Dịch Thủy tống biệt?

Lưu Khám không kịp phản ứng.

Giọng của Khoái Triệt rất nhỏ, nên không bị ai chú ý.

Gã lại ngồi phía sau Lưu Khám, vì vậy tiếp tục thì thầm giải thích:

- Đó chính là bài Dịch Thủy tống biệt mà Kinh Kha lúc biệt ly đã hát đó.

“Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn

Tráng sĩ nhất khứ bất phục hoàn...”

Lưu Khám thấy lạnh cả người, quay lại nhìn Khoái Triệt, ý hỏi: Từ khúc này chẳng phải đã bị cấm rồi sao?

Không sai! Kinh Kha đi thích sát Tần Vương, người trong thiên hạ đều biết. Mà Dịch Thủy tống biệt, cũng là bởi Kinh Kha mà danh truyền hậu thế. Nó lưu hành không chỉ giới hạn bởi Kích trúc, thậm chí có người còn đổi thành cầm, sanh, cổ, chung...bát âm hợp tấu đại nhạc khúc.

Trong giáo ti nhạc phường sẽ không diễn tấu từ khúc này, nếu không sẽ bị phạt.

Tuy rằng Thủy hoàng đế hạ lệnh cấm, nhưng trên thực tế, ngoại trừ đất Tần ra, sáu nước Sơn Đông căn bản không hề chấp hành. Cái gọi là người cấm cứ cấm, người đàn hát cứ đàn hát. Từ khúc này càng cấm lại càng lưu hành.

Sắc mặt Từ công vô cùng khó coi nhưng cũng không thể làm gì, đây là tục lệ, đây là trào lưu..

Cái gọi là pháp luật cũng xử lý được số đông, toàn bộ người trong thiên hạ đều truyền xướng từ khúc này, chẳng lẽ lại giết hết hay sao? Chỉ là làm quan lại Lão Tần, trong lòng Từ công tóm lại không thấy thoải mái, lông mày chau lại, khẽ hừ một tiếng.

Khúc nhạc đánh xong, mọi người đều vỗ tay tán thưởng.

Cô gái kia ôm trúc hành lễ tạ ơn, đang định đi ra, bỗng thấy một nam tử trung niên từ hạ đường đứng lên, trầm giọng nói:

- Âm điệu cũng có tình, thủ pháp đánh trúc của ngươi tuy rằng tinh diệu, nhưng vẫn không nắm được tinh túy trong đó, đã làm hỏng từ khúc này.

Người này cao tám xích, vóc người thon dài, đầu đội Trách đỏ xanh giao nhau, mặc áo màu xanh, càng tăng thêm khí chất hơn người.

Y đi tới thượng đường, lớn tiếng nói với nàng:

- Nếu trong lòng không có hào khí khảng khái bi tráng, ở một nơi vô nghĩa, dù ngàn vạn người nghe cũng không để trong lòng. Dù thủ pháp ngươi tinh diệu, cuối cùng cũng trở nên tầm thường, không thể tấu ra tinh túy trong đó.

Cô gái kia là đại gia đánh trúc bậc nhất trong Tống Tử thành.

Từ lúc học và đánh Dịch Thủy tống biệt, chưa bao giờ bị người ta chỉ trích như vậy, trong lúc nhất thời mặt đỏ bừng lên.

- Ngươi là ai?

Chủ nhân gia của Dịch Thủy lâu đứng lên, lớn tiếng quát:

- Đây là thọ yến của Từ công, ngươi dám làm càn như thế, chẳng lẽ muốn chết?

Trung niên kia bình thản mỉm cười, nhận lấy Trúc trong tay cô gái.

Y quỳ ngồi xuống, đặt Trúc trước người:

- Bởi chính vì thọ yến của Từ công, tại hạ tài mọn, xin tặng khúc nhạc chúc mừng Từ công, chẳng hay có được không?