Kinh Độ Vong

Chương 120




Vậy là lần này vào cung không có được kết quả mà họ muốn. Hôn sự được hoàng đế đồng ý rồi nhưng lại không được làm rình rang, phải tổ chức thật kín tiếng, lại còn phải tránh tai mắt của kẻ khác. Vì điều này mà Lâm Uyên cảm thấy rất có lỗi với cô. Lúc ngồi trong xe ngựa, chàng ta không dám nói lời nào, chỉ liên tục để ý ánh mắt cô. Mặt cô dửng dưng không tỏ vẻ gì. Thấy chàng ta cứ nhìn mình mãi thì dứt khoát quay đi. Lần này, chàng ta cuống lên, thấp thỏm nắm tay cô: “Sao thế? Không vui à? Không sao hết, đưa nàng về nhà xong tôi lại vào cung chuyến nữa.”

Nhưng điều cô phiền não không phải chuyện này. Cô mím môi, khóe miêng trề xuống. Cô nhịn mãi, cuối cùng không thể nhịn được nữa, lớn tiếng quát chàng ta: “Chàng cứ giấu tôi mãi, định giấu đến lúc tôi ch3t hả? Lâm Uyên, chàng đã bao giờ thật sự lắng nghe tiếng lòng của tôi chưa? Đã bao giờ để tâm đến cảm nhận của tôi chưa? Chàng luôn tự cho rằng mình đúng, tự cho rằng làm thế để tốt cho tôi, tự cho rằng đúng mà xóa đi kí ức của tôi.”

Chàng ta nghe cô lên án mà ngây người ra. Nhìn cô giàn giụa nước mắt, Lâm Uyên biết cuối cùng thì chuyện đã bại lộ rồi. Chấp niệm của cô rất sâu, bất luận là đối với mẹ cô hay là đối với tình cảm này. Cô vẫn còn sót lại chút kí ức, chỉ cần có sự chỉ dẫn đúng lối thì chút trò vặt của chàng ta hoàn toàn chẳng thể đối phó được cô.

Mặt mày quốc sư đầy vẻ sợ hãi: “Liên Đăng, tôi biết tôi lại sai rồi. Lúc nào tôi cũng mắc sai lầm, sai hết lần này đến lần khác… Nàng chớ nên nổi giận. Bây giờ nàng không thể giận được. Nếu nàng hận thì cứ đánh tôi đi, muốn trừng phạt tôi thế nào cũng được, duy có một điều là không nên tức giận.”

Sao cô có thể không giận chứ? Chàng ta lừa cô hết lần này đến lần khác, lấy cái danh là vì muốn cho cô, thực tế thì lại kiểm soát trí nhớ của cô cứ như điều khiển con rối. Sự phẫn nộ khiến giọng cô trở nên vừa cao vừa chói: “Chàng tưởng đây là quét dọn phòng chắc? Chỉ cần quét hết những thứ xấu xí đi là sẽ lại trở nên đẹp đẽ gọn gàng sao? Tôi vẫn nhớ hết mọi chuyện xấu chàng làm với tôi, đến ch3t cũng không quên. Chàng là đồ tiểu nhân nham hiểm. Tôi ghét chàng. Chàng cút đi cho tôi!”

Xe ngựa chạy chầm chậm, lúc ngoặt vào phường Sùng Đức, nơi đặt phủ công chúa, cửa xe bổng mở ra, quốc sư bị ném xuống. Phu xe giật mình, lúc ghì được cương lại thì đã muộn. May mà quốc sư thân thủ nhanh nhẹn, không đến mức ngã sấp mặt. Giữa đường bị đuổi xuống xe, chàng ta mờ mịt đứng trên đường, không có phương hướng, trông hệt như đứa trẻ bị bỏ rơi

Gã đầy tớ đang định dừng thì lại nghe thấy tiếng Liên Đăng hét lên mắng người đang đứng ngẩn ngơ ngoài xe: “Chàng biến đi. Tôi không cần chàng nữa. Chàng đến từ đâu thì về lại nơi đó đi!” Nói đoạn, cô căm phẫn rụt người vào xe rồi khóc tu tu.

Thật ra cô biết chàng ta làm thế chỉ vì nghĩ cho cô. Bởi vì chàng ta chẳng còn sống được bao lâu nên mới tình nguyện để cô quên chàng ta, bắt đầu lại từ đầu. Nhưng chàng ta đã hỏi ý kiến của cô chưa? Cô đã tỏ rõ là không muốn uống thuốc, tại sao chàng ta lại còn đi cầu xin Đàm Nô giúp đỡ? May mà ông trời ngứa mắt chàng ta, khiến cô mang thai lần nữa. Lần này thì chàng ta coi như tiêu đời, đến lượt cô tra tấn chàng ta rồi.

Cô mếu máo khóc đã một trận rồi lại vén rèm lên ngoái lại nhìn. Chàng ta vẫn đang ngốc nghếch đuổi theo. Cô càng khó chịu hơn, vừa oán hận chàng ta lại vừa đau lòng khôn nguôi. Thì ra cô vẫn không nỡ nhìn chàng ta phải chịu khổ. Chàng ta chán chường, lòng cô còn buồn hơn. Cô đã định phải thật nhẫn tâm mà chẳng kiên trì được bao lâu, cuối cùng vẫn bảo tớ trai dừng xe lại. Liên Đăng nhảy xuống xe, giơ quạt gỗ lên hô chàng ta dừng lại: “Đứng lại!”

Quả nhiên, chàng ta đứng lại cách cô bảy, tám trượng, nhìn cô với vẻ tội nghiệp. Nhân lúc cô không để ý, chàng ta dịch bên nửa bước, kết quả bị cô mắng cho, thế là không dám tiến lên nữa.

“Rốt cuộc chàng muốn thế nào?” Cô giậm chân bình bịch rồi bật khóc. Thật ra cô cũng không biết mình nên làm gì. Đời này của cô đã định là phải ch3t trong tay chàng ta. Chẳng lẽ cô thật sự nợ chàng ta nên phải chịu bao nhiêu cực khổ cũng chưa đủ để trả lại chàng ta sao?

Chàng ta rưng rưng chực khóc, ngập ngừng lên tiếng: “Tôi sai rồi. Nàng tha thứ cho tôi thêm một lần đi!”

Cô đã nghẹn ngào không nói nên lời, mối tình này đã có biết bao nhiêu cảnh tượng tương tự thế này? Cô cũng không đếm xuể nữa. Cô từng nghĩ phải dạy cho chàng ta một bài học, nhưng chàng ta chỉ cần xuống nước cái là cô lại lập tức đầu hàng vô điều kiện, đến mức chính cô cũng muốn phỉ nhổ bản thân. Có lẽ đây chính là tình yêu. Vào những lúc không thể làm gì khác, ngoài thỏa hiệp ra thì cũng chẳng còn cách nào nữa. Huống hồ họ còn có con rồi, đứa bé mất đi rồi có lại, không thể để nó không cha được.

Cô đập mạnh quạt gỗ vào người chàng ta, gọi là chút đấu tranh yếu ớt để thể hiện sự phẫn nộ của cô. Trút giận xong, người cô kiệt sức, ngồi thụp xuống đất.

Chàng ta cuống quýt chạy tới đỡ cô dậy, phủi váy cho cô: “Nàng mệt à? Để tôi bế nàng.”

Liên Đăng đẩy chàng ta ra: “Tôi vẫn chưa tha thứ cho chàng đâu.”

Lâm Uyên ngượng ngùng đứng yên, trên đường phố người đi lại như nêm, ai nấy đều che miệng xì xào bàn tán. Chàng ta đành kéo dải lụa của cô: “Đừng để người ta cười chê. Có chuyện gì về rồi hãy nói được không?”

Lúc này, Liên Đăng mới nhận ra đã có không ít người vây xem, cô lập tức đỏ mặt, nhanh chóng quay lại trong xe rời đi.

Tuy ngồi chung nhưng cô vẫn phớt lờ chàng ta, bức tường cao lớn vô hình trung được dựng lên. Chàng ta bỗng sợ hãi, cất giọng buồn bã: “Nể mặt Bảo Nhi…”

Cô rưng rưng nhìn chàng ta: “Hôm qua tôi còn tưởng chàng là người tốt, còn cảm kích chàng cơ đấy. Kết quả thì sao? Chàng hao tâm tổn trí bịa ra lời giải thích ấy. Toàn nói linh tinh cái gì thế? Đến tôi cũng thấy ngại thay cho chàng.”

Chàng ta nghẹn lời, đè nhỏ giọng nói: “Thật ra chính tôi cũng thấy xấu hổ. Nhưng tôi không nghĩ ra phải giải thích lai lịch của con thế nào… Tôi sợ nàng không giữ con lại. Nghĩ đến đứa con trước là lòng tôi lại tê tái, cứ buột mồm thốt ra như thế thôi.”

Chàng ta ỷ vào tiếng thơm nên mới dám nói hươu nói vượn kiểu đấy. Cô dịch sang bên cạnh, không thèm để ý đến chàng ta nữa.

Xe đến trước cổng phủ công chúa, mấy vu nuôi cùng tiến lên đỡ cô. Chàng ta muốn đỡ mà cô lại chẳng thèm liếc lấy một cái. Sau khi vào nhà, cô nằm xuống rồi lăn ra ngủ luôn. Chàng ta bó tay hết cách, đành ngồi dưới hiên nhà thở dài thở ngắn.

Phụ nữ mang thai luôn thèm ngủ, Liên Đăng ngủ một mạch đến sẩm tối. Tỉnh lại thấy chàng ta không ở trong phòng thì hơi giật mình, vội chạy ra ngoài xem. Chàng ta đang dựa vào cột hành lang, ôm hoàng lịch để chọn ngày đại hôn của họ.

“Từ nay đến bốn mươi ngày sau đều không hợp cưới gả. Ngày mười tám tháng sau tinh tú luân chuyển, hôm hai mươi là ngày lành đại cát, chúng ta ấn định vào hôm đó đi. Nàng thấy được không? Bắt đầu chuẩn bị từ bây giờ, đến lúc đó là hòm hòm rồi. Bảo Nhi cũng chỉ hơn ba tháng, hỉ phục rộng rãi, không lộ đâu.”

Liên Đăng bị thái độ trịnh trọng của chàng ta làm cảm hoá, cũng nhận hoàng lịch giở xem nhưng không hiểu gì, đành thuận miệng đáp: “Được. Chàng đã quyết định rồi thì cứ làm đi. Nhưng vẫn phải làm theo như những gì tôi nói lúc ở trong cung, không được làm rình rang cho bên ngoài biết. Chỉ cần mời mấy người thân thiết đến, mọi người cùng ăn bữa tiệc mừng là được.

Chàng ta thấy sau khi ngủ trưa dậy, lửa giận của cô đã tắt thì cũng thầm vui mừng: “Tôi không có ý kiến gì, làm theo lời nàng hết.”

Cô giơ tay định châm trà, chàng ta vội đón lấy châm cho cô, thử độ ấm xong mới đưa qua. Cô liếc nhìn chàng ta, cúi đầu thở dài: “Tôi thấy thiệt thòi cho Bảo Nhi quá. Sau này nó không dám với với bạn bè cha mẹ mình là ai. Đến vào triều làm quan cũng không thể.”

Lâm Uyên chậm rãi vuốt v3 miệng chén trà, ngẫm nghĩ rồi nói: “Nàng còn nhớ nàng từng nói với tôi là muốn về Đôn Hoàng không?”

Cô nhấp một ngụm trà, gật đầu: “Thì sao?”

“Mấy ngày nay tôi nghĩ, nếu có thể, tôi muốn triệu hồn ba hồn bảy phách của sư phụ, trả vị trí quốc sư cho ông, còn tôi sẽ dẫn nàng và Bảo Nhi về đại mạc.” Chàng tay chống hai tay ra sau ngắm mây trôi nơi chân trời, vẻ mặt khoan khoái: “Đại Lịch vốn do ông gây dựng. Tôi đã làm quốc sư thay ông hơn một trăm năm rồi. Quan viên triều đình còn có ngày nghỉ, tôi thì chẳng có lấy ngày nào. Bây giờ tôi không muốn làm nữa thì có xin nghỉ được không? Tôi muốn dẫn vợ con đi đến chân trời góc bể, sống cuộc sống của người bình thường. Nàng còn nhớ mấy ngày chúng ta ở trong dịch trạm lúc đi qua Trương Dịch không? Sau này tôi vẫn luôn nhớ những ngày ấy, khi đó thật sự rất dễ chịu, đó là cuộc sống mà tôi mong muốn. Đôn Hoàng khô hanh quá, cát vàng rợp trời, sợ là không tốt cho Bảo Nhi. Chúng ta có thể mua ít sản nghiệp ở hành lang Hà Tây. Bảo Nhi còn nhỏ thì sống ở Trương Dịch, đợi lớn hơn thì chuyển đến Tửu Tuyền, lớn chút nữa thì đến thành Toái Diệp, cứ đi theo hướng Tây, nàng muốn đi đâu thì đến nơi đó.

Bình thường chàng ta luôn tỏ vẻ sống không còn gì luyến tiếc, cô rất hiếm khi thấy vẻ mặt đầy khát khao như vậy trên gương mặt chàng ta. Sống mũi cô cay cay: “Nếu có Bảo Nhi rồi lại có thêm Bảo Nhi nữa thì sao? Thế chẳng phải sẽ không bao giờ ra khỏi Ngọc Môn Quan à?”

Quốc sư c4n môi nhíu mày lẩm bẩm: “Tôi thấy sinh nhiều không tốt cho nàng. Có một trai một gái là đủ rồi. Thời gian còn lại chúng ta có thể ngày ngày thân thiết với nhau. Nàng mà cứ mang thai mãi là tôi lại không bao giờ được chạm vào nàng.”

Thì ra cái gọi là không tốt cũng chỉ vì lòng riêng của chàng ta mà thôi. Liên Đăng đỏ mặt, thầm mắng chàng ta. Rồi lại nhìn chàng ta, mặt mày thư thái, trông giống hệt chàng công tử ngắt liễu trên cầu ngày xuân, trông nhàn tản lại pha chút biếng nhác.

Cô dịch tới, nắm cằm chàng ta rồi hôn lên: “Sau này phải nghe lời đấy.”

Chàng ta nhanh chóng gật đầu: “Được.”

“Không được lừa tôi. Bất luận xảy ra chuyện gì cũng phải nói cho tôi, để tôi quyết định. Nếu không làm được thì tôi sẽ bỏ chàng. Không phải li hôn mà là tôi bỏ chàng.” Cô dọa chàng ta.

Quả nhiên, chàng ta vô cùng hoảng sợ, vội đáp: “Tôi nhớ rồi. Nàng đừng nói mấy lời nãy nữa.”

Lòng cô tan chảy, lại hôn chàng ta, nhỏ giọng thì thầm bên tai chàng ta: “Chuyển Chuyển nói với tôi, sau ba tháng, thai vững rồi là có thể chung chăn gối.”

Chàng ta ngạc nhiên đứng dậy, hai mắt lập tức phát sáng: “Thật không? Cuối cùng Chuyển Chuyển cũng làm được chuyện tốt. Không là tôi phải tìm cô ta tính sổ rồi.”

Cô cong môi cười đến là ngượng ngùng. Chuyển Chuyển nói quả không sai, đàn ông rất thích nói về mấy chuyện này. Nghe đâu lúc cô muốn làm chuyện gì mà lại không được thì có thể thử dùng chiêu này. Nếu chàng ta yêu cô thì gần như bách phát bách trúng.

Hôn lễ được ấn định vào ngày hai mươi tháng sau. Cả hai đều chờ đợi đã lâu, bởi vì Liên Đăng có thai nên cũng ít tham gia lo liệu. Quốc sư rất coi trọng hôn lễ, gần như đích thân đi làm mọi chuyện.

Mọi thứ đều tiến hành bài bản, con đường phía trước ngập tràn ánh sáng. Đúng lúc Liên Đăng cho rằng đã trộm được kiếp phù du thì ông trời lại đùa giỡn cô. Vào một sớm mệt mỏi nặng nề nào đó, cô cả nhận được bàn tay ấm áp của chàng ta đang áp lên mặt và bụng cô, khẽ vuốt v3. Lâm Uyên thì thầm bên tai cô: “Dậy sớm thế?” Cô mơ màng mở mắt ra, bỗng thấy như bị kim đâm vào mắt, run sợ chống người ngồi dậy.

Chàng ta đang quỳ gối trước giường, gương mặt vẫn trẻ trung nhưng mái tóc đã bạc phơ. Chàng ta nhìn cô đầy đau xót, ánh mắt đong đầy nỗi bi thương. Lâm Uyên kéo tay cô áp lên trán mình, khẽ nói: “Liên Đăng, xin lỗi nàng. Tôi nghĩ tôi không chờ được đến lúc Bảo Nhi ra đời rồi.”

- -----oOo------