Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 258-2: Từ Cống viện tới Cựu viện (2)




Xuất thân tiến sĩ, giống như con bà cả, còn xuất thân cử giám, coi như là thứ xuất, tiểu nương dưỡng. Tương tự, tiến sĩ Tam giáp thấp hơn Nhị giáp, Nhị giáp thấp hơn Nhất giáp, chỉ là không có sẽ phân biệt rõ ràng như giữa cử giám và tiến sĩ mà thôi. Cho nên Lý Duy Trinh phải nghe Cố Khởi Nguyên bình luận như thế nào trước.

Cố Khởi Nguyên được Tiêu Pháp ủy thác chiếu cố Trương Nguyên, lúc này không tiện khích lệ Trương Nguyên, khách khí nói:
- Vẫn là để Lý viện trưởng bình luận trước đi.

Lý Duy Trinh cũng không nhún nhường, nói:
- Câu văn chặt chẽ hiểu về chữ nhân, lặp lại lưu loát, có sự hào phóng của Tô Thức và chất phác của Tăng Củng, nghị luận độc đáo - Cố tế tửu nghĩ thế nào?

Cố Khởi Nguyên cười nói:
- Lý viện trưởng khen quá mức, người này mới mười bảy, đâu thể so với Tô Thức, Tăng Củng.
Rồi nói với Trương Nguyên:
- Còn không tạ ơn Lý viện trưởng khen ngợi đi.

Trương Nguyên vội vàng tạ ơn Lý Duy Trinh, trong lòng rất rõ sự yêu mến của Cố Khởi Nguyên với mình.

Cố Khởi Nguyên lại nhìn bài văn của Trương Đại, gật đầu, biểu dương hai câu, phất tay ra hiệu bọn họ lui xuống.

Lý Duy Trinh nói:
- Đệ tử này của Tiêu Thái sử quả nhiên bất phàm, làm văn chính nghĩa đại khí, khó có được.

Cố Khởi Nguyên nói:
- Thiếu niên thành danh, hại nhiều hơn lợi, người này xuất sắc quá mức, vì chuyện của Hoa đình Đổng Hàn lâm , ở Nam Đô khen chê đều có, đã tới Quốc Tử Giám học, ta phải chỉ dẫn cho nó tử tế.

Lý Duy Trinh nói:
- Cố tế tửu chủ chì Nam giám, khi có tình hình mới, thi Hội năm tới, Nam giám hẳn là sẽ không mất tinh thần như năm trước nữa rồi.

Sau năm Gia tĩnh, Nam Kinh Quốc Tử Giám sinh đồ thi đỗ thi Hội giảm theo từng năm, mấy năm gần đây càng thưa thớt, còn kém xa Quốc Tử Giám phủ Thuận Thiên.

Cố Khởi Nguyên nói:
- Những ngày này hạ quan đã thăm dò tình hình song núi ở xung quanh Nam giám, được biết mười lăm năm trước ở phía sau Minh Đức đường của Quốc Tử Giám có một núi đất cao, sau đó bị Đô ngự sử Trần Công Phượng Ngô san bằng xây một tòa Tôn Kinh các. Tòa các này theo Càn vị thì kim khí thịnh, làm cho đại môn của văn miếu Nho học và Thái học môn chịu hiện tượng Kim khắc Mộc, đây chính là nguyên nhân Nam Giám suy bại.

Đại phu Vãn Minh thích bàn về dịch lý, tướng mệnh, phong thủy. Cố Khởi Nguyên tinh thông huyền nữ trạch kinh thuật, Lý Duy Trinh một chút cũng không cảm thấy lời nói của Cố Khởi Nguyên là vớ vẩn, liền nói:
- Vậy phải phá Tôn Kinh các thế nào?
Cố Khởi Nguyên cười nói:
- Vừa xây dựng, lại hủy đi, sợ gây nên mối họa, Nam giám văn miếu đặt ở càn hướng, phía Minh Đức đường ở sau miếu, sau đường là Tông Kinh các, cửa thứ hai chịu khắc càn kim. Ở Khảm vị ((một trong tám quẻ Bát quái, tượng trưng cho nước) của Nam giám dựng lên một tòa các cao, gọi là “Thanh Vân các”, phải cao hơn Tôn Kinh các, để giảm bớt kim khí. Lại tiếp tục tạo một tòa Tụ Tinh đình ở Ly vị (Quẻ ly, trong bốn phương thuộc về phương nam.), khiến cho Chấn (Quẻ Chấn, trong bốn phương thuộc về phương đông) nhị mộc sinh hỏa. Bức tường chắn ở trong Thái Học môn phải mở cửa, như vậy, trong ba năm, Nam giám ắt có người thi đậu Nhất giáp.

Trong ba năm thi đậu Nhất giáp, cũng chính là nói mùa xuân năm kia Nam giám sẽ có giám sinh đỗ Trạng Nguyên, Bảng nhãn hoặc Thám hoa.

Trương Nguyên đâu biết Lý thượng thư và Cố tế tửu đang bàn về phong thủy của Quốc Tử Giám. Đối với thuật phong thủy tướng mệnh, Trương Nguyên mang thái độ kinh nhi viễn chi, nhân định thắng thiên là kiêu ngạo, ngông cuồng, mặc cho số phận là làm nhám, hai thứ đều cực đoan, hắn chỉ quan tâm làm tốt những việc của mình. Mạnh Tử nói: “Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên”, về phần sự cố gắng của hắn có kết quả gì, đó không phải thứ hắn có thể khống chế trong tay. Giống như Văn Chấn Mạnh, tham gia mười lần thi Hội, chín lần trước đều rớt, lần thứ mười trở thành Trạng Nguyên, lẽ nào Văn Chấn Mạnh ở trong lần thi Hội thứ mười đột nhiên thánh hiền chiếm được bài văn sao? Đương nhiên không phải, đây là số mệnh.

Thuận theo ánh mặt trời đã khuất vào lối đi nhỏ của Minh Viễn lầu, một khoảng mát mẻ, Lưu Cầu Vương tử Thượng Phong kia bước nhanh lên, chắp tay nói:
- Hai vị huynh đài Lưu Cầu Thượng Phong có lễ.

Trương Đại, Trương Nguyên đáp lễ nói:
- Sơn Âm Trương Đại (Sơn Âm Trương Nguyên) tham kiến Vương Tử điện hạ.

Thượng Phong vội hỏi:
- Hai vị Trương huynh chớ xưng hô như vậy, tại hạ là người quốc phá khuất nhục, được thượng quốc ân chuẩn cho cầu học ở Kim Lăng, nguyện làm dân của thượng quốc, không dám tự cho mình là Vương tử phiên quốc.

Thượng Phong dùng từ vô cùng khiêm tốn, còn khiêm tốn hơn nhiều so với một giám sinh bình thường.

Trương Nguyên nghe Thượng Phong nói “quốc phá khuất nhục”, cảm thấy kinh ngạc, thầm nghĩ:
- Lẽ nào Lưu Cầu đã bị Nhật Bản xâm chiếm?
Lần đầu gặp mặt, không tiện hỏi, liền nói:
- Vậy cứ gọi chúng ta là huynh đệ, đã là giờ ngọ rồi, Thượng huynh có thể nể mặt, cùng đi ăn với chúng ta không?

Thượng Phong vui mừng, gã tuy là Lưu Cầu Vương tử nhưng không phải thế tử tạm trú Kim Lăng, không có chỗ nương tựa, từ quan viên lục bộ tới sĩ tử giám sinh, đều không lạnh nhạt cũng không thân thiết với gã, có rất ít người chủ động giao lưu với gã. Trương Nguyên này tài hoa hơn người, đại danh lừng lẫy, khách khí với gã như vậy, điều này khiến Thượng Phong vô cùng vui mừng, liền nói:
- Tại hạ mời khách, tại hạ tuy là ngoại phiên, nhưng đầu năm tới Kim Lăng, hai vị Trương huynh mới tới, phải là do tại hạ mời.

Đang hàn huyên, hai tùy tùng của Thượng Phong cũng nộp bài thi, chạy lên trước bái kiến Thượng Phong. Thượng Phong dẫn hai vị tùy tùng của mình lên bái kiến huynh đệ Trương thị, một người là Thái Khải Tường, một người là Lâm Triệu Khánh, đều hơn hai mươi tuổi, có vẻ xốc vác, Thái Khải Tường nói với Trương Nguyên và Trương Đại:
- Tại hạ nguyên quán ở Phủ Điền Phúc Kiến, tiên tổ là Thái học sĩ của Tô Hoàng Mễ Thái.

Lâm Triệu Khánh nói:
- Tại hạ nguyên quán Tuyền Châu Phúc Kiến, tiên tổ là Lâm Hòa Tĩnh tiên sinh của Mai Thê Hạc Tử.

Hậu nhân khả úy, cùng họ với tiên tổ, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, Thượng Phong nói:
- Hồng Vũ Đế từng nhận lời mời của tiến đế tệ quốc, lấy Mân địa (tỉnh Phúc Kiến) ba mươi sáu họ nhập Lưu Cầu, Đại Minh với Lưu Cầu ta là phụ mẫu chi bang.

Trương Nguyên liền mời hai người Thái, Lâm cùng đi ăn, năm người ra khỏi cửa Cống viện, lại thấy Trương Ngạc dẫn theo Phúc Nhi và Phùng Hổ đang đợi ở bên ngoài, Trương Ngạc liền nói:
- Nhà đã thuê rồi, miễn cưỡng ở tạm, tất cả đồ đạc ta đã bảo Lai Phúc, Năng Trụ đi mua mới rồi, căn nhà dưới núi Kê Minh đang quét dọn, ngày mai có thể ở được.

Ba người Thượng Phong lại vội vàng chào Trương Ngạc, Trương Ngạc cũng vui mừng kết bạn, chỉ cần không chọc y, y sẽ rất trượng nghĩa, nghe nói Thượng Phong là Lưu Cầu Vương tử, cười nói:
- Hôm nay kết giao được với một vương tử, thật thú vị - Thượng huynh, sau này mời mấy huynh đệ chúng ta tới quý quốc du ngoạn, thế nào?

Thượng Phong nói:
- Chỉ cần hiền huynh đệ nể mặt, tại hạ cầu còn không được.

Ngoài Cống viện Long môn không xa, chính là sông tiểu Tần Hoài, đây là một nhánh sông của sông Tần Hoài, phân nhánh ở cầu Võ Định, qua cầu Thái Bình một lần nữa lại nhập vào dòng chính, đoạn sông này chảy qua nơi phồn hoa nhất của Kim Lăng, cái gọi là Cống viện và Cựu viện cách nhau một con sông, chính là chỉ khúc sông này.

Đứng dưới một bóng cây bên sông Tần Hoài, Trương Ngạc dùng quạt chỉ về cái lan can ở phía xa bên bờ bên kia, nói:
- Chúng ta tới U Lan quán tìm hiểu xem Vương Vi thế nào, cô nàng đó nói phải mời chúng ta uống rượu, ba vị Thượng huynh, cùng đi nhé, nghe ngóng thuyền công một chút xem U Lan quán ở đâu.

Trương Đại, Trương Ngạc đều hứng trí bừng bừng, ba người Thượng Phong ngơ ngác nhìn nhau. Thượng Phong ở Kim Lăng đã nửa năm, đương nhiên biết U Lan quán là chỗ nào, với thân phận của gã hiện giờ, thực không nên đặt chân tới những nơi ong bướm như vậy.

Trương Nguyên có ý kết giao với Lưu Cầu Vương tử này, nói:
- Đại huynh, tam huynh, hai người các huynh đi tìm Vương Tu Vi, đệ bồi ba vị Thượng huynh tới tửu lầu bên kia đàm đạo uống rượu.

Thượng Phong lập tức biểu hiện sắc mặt vui mừng.

Trương Ngạc nói:
- Thôi, U Lan quán vẫn nên tối mới đến, lúc này dẫn Thượng huynh đi uống mấy chén.

Mấy người đi theo ven sông Tần Hoài được vài dặm, tới một tửu lầu có tên là Hỉ Đăng Khoa, gọi lên một bình rượu nhỏ, món cá Kim Lăng, vịt mặn, vịt muối, cùng với một chút đồ ăn vặt của Kim Lăng “thất diệu” “bát sắc”, bày khắp cả một bàn. Thái Khải Tường và Lâm Triệu Khánh không dám ngồi cùng với Thượng Phong, bị Thượng Phong trừng mắt lườm, đành ngoan ngoãn ngồi vào chỗ.

Rượu qua ba tuần, Thượng Phong và huynh đệ Trương thị đã trở nên quen thuộc hơn, lời nói cũng nhiều rồi, Trương Nguyên mới tìm hiểu được vào năm Vạn Lịch thứ ba mươi, Đảo Tân Thị đại danh trên Lộc Nhi đảo của Nhật Bản, đã phái gia thần Hoa Sơn Cửu Cao dẫn ba ngàn binh xâm lấn Lưu Cầu, còn bắt hơn một trăm người nhà của Thượng Ninh cha của Thượng Phong tới đảo Lộc Nhi… nhốt gần bốn năm, ép Thượng Ninh vương cắt nhượng năm đảo phía bắc Lưu Cầu, hàng năm còn phải tiến công cho đảo Lộc Nhi. Lưu Cầu từ năm Hồng Vũ thứ năm phụng theo triều chính của Đại Minh, cứ hai năm tiến cống cho triều Minh một lần, qua nhiều thế hệ Lưu Cầu vương Đô muốn thỉnh cầu hoàng đế Đại Minh sắc phong, Minh vương triều đã ban cho Lưu Cầu rất nhiều đồ vật, còn nhiều hơn so với những gì Lưu Cầu tiến cống…