Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 326-2: Ta thích súng Toại Phát (1)




Trương Nguyên về đến thuyền hoa bên ngoài cổng, đã là giờ Hợi canh ba, ông cụ non Kỳ Bưu Giai không biết uống rượu như thế nào mà say rồi, ngồi bệt trong khoang tàu nói xằng nói bậy, hai người đầy tớ Kỳ Thị phục vụ không kịp. Vương Bính Lân say chuếnh choáng, ngâm nga thuộc lòng văn Bát Cổ, Trương Nguyên lắng nghe một lát, nhưng mà sau lưng hóa ra là văn bát cổ của thầy Vương, chắc hẳn đã đọc thuộc lòng từ nhỏ rồi.

Trương Đại ngồi trên ghế thấp pha trà, Trương Nguyên đi qua ngồi xổm một bên hướng về đại huynh kể về chuyện Vương Vi ở chi nhánh của cửa hiệu Thịnh Mỹ, Trương Đại nói:
-Vương Vi rất tốt, Giới tử thật có phúc mới có được người vợ như vậy, em dâu họ Thương trong cửa hiệu cũng rất tốt, hiền lành nữa. Trương Đại vừa nói vừa lắc đầu, chắc hẳn là nghĩ về người vợ ương bướng cứng ngắc đó của hắn, không thú vị.

Cổng thành đã đóng, tối nay ngay tại hồ này những chiếc thuyền lầu, ống tiêu cái trống trong lúc này đã mờ, người nhàn rỗi đi dạo trên bờ đã giải tán, tiếng cổ xúy như sôi sục như rung động như nói mớ như nói mơ, như câm như điếc của trước đó bây giờ đã yên tĩnh, không có tiếng động gì, hết tiệc người tan, tri kỷ hiện ra, trang điểm xinh đẹp và ăn mặc diêm dúa. Hồ Tây rũ sạch mọi phồn hoa, trở lại với vẻ xinh đẹp dịu dàng vốn có, hiển hiện ra trước mắt người yêu thích Tây Hồ thực thụ. Mặt trăng đó như gương đồng mới lau chùi, soi bóng núi tĩnh lặng, mặt hồ đó yên tĩnh xuống, đảo, tháp, đình, cây cối đều đẹp đẽ hấp dẫn, lúc này mới là lúc tốt để ngắm trăng.

Thuyền hoa qua hồ rồi lại hướng về cầu, những người biết thưởng nguyệt lúc này mới xuất hiện, danh kỹ, người nhàn rỗi, hòa thượng, uống chút rượu, khe khẽ hát, bạn tốt giai nhân, hơn mười người yêu trăng cùng rải chiếu ngồi trên cầu đá, gảy đàn hòa ca, đang hát " buồm Gấm mở, trong vắt hồ vạn khoảnh". Trương Đại mừng rỡ, kéo tùy tùng Tố Chi và Chu Mực Nông và Nghê Nguyên Lộ cùng đi lên bờ hồ, Trương Đại hát bài Mẫu Đơn Đình với Tố Chi, họ tụ tập hò reo.

Vầng trăng ngả về tây, trời thu tịch mịch. Bờ hồ như ngủ, Chu Mặc Nông đứng ở đầu cầu thổi tiêu, từng tiếng tiêu buồn miên man, lập tức sánh hòa cùng những tiếng đàn trên bờ. Nghê Nguyên Lộ ngồi trên bậc đá, âm thanh phát ra như tơ, từng nốt trầm bổng, một chữ một khắc, người nghe không dám đánh nhịp, chỉ có Trương Nguyên và Hoàng Tôn Tố ngồi bên đầu thuyền vừa uống trà vừa nghe Trương Nguyên Lộ hát trên cầu, Trương Nguyên khen:
-Thật không ngờ Nghê Nhữ Ngọc còn có giọng hát hay như vậy, nhưng đáng tiếc…

Hoàng Tôn Tố ngạc nhiên nói:
-Đáng tiếc gì?

Trương Nguyên cười, chuyển hướng đề tài nói về hưng thịnh và diệt vong của thiên cổ, Hoàng Tôn Tố thích nhất bàn luận về lịch sử với Trương Nguyên, cách nhìn về lịch sử của Trương Nguyên mới mẻ và độc đáo, mượn xưa nói nay, thường có thể làm cho người ta hiểu ngay lập tức.

Ánh trăng thê lương, phía đông dần biến thành màu trắng, người trên Đoan kiều đã vãn, Trương Nguyên một hàng mười người cũng về đến con thuyền, cũng không rửa mặt, nằm xuống liền ngủ, trong tiếng nước chảy ồ ồ, Thanh Mộng rất vừa ý…

Trên bờ sông, lá phong như lửa, hương thơm hoa quế, chân trời phía đông một vòng trời đỏ nhô ra.

Thời gian công bố kết quả thi hương đời Minh qui định trước cuối tháng tám, đa số định vào ngày có giờ Dần, giờ Thìn, Thìn thuộc long, Dần thuộc hổ, bảng cố hương lại được gọi là bảng Long Hổ. Ngày mười sáu tháng tám của năm Vạn Lịch thứ bốn mươi ba là ngày dần, ngày mười tám tháng tám là ngày Nhâm Thìn, muốn theo kịp việc công bố kết quả vào ngày mười tám tháng tám thì rõ ràng không thể, cho nên, ngày Nhâm Dần hai mươi tám tháng tám sẽ là thời hạn niêm yết danh sách người thi đỗ.

Sau giờ ngọ ngày hai mươi tám tháng tám, phó chủ khảo Vương Biên thu được bảy mươi hai quyển tôn tiến mà phòng quan “xuân thu” Dương Liên gửi đến, số thí sinh học kinh “xuân thu” có hơn bảy trăm hai mươi người dự thi. Quan phòng theo thông lệ tiến cử một người trong mười người, bảy mươi hai bài thi được chấm bằng mực đỏ ba đợt đầy đủ mà Dương Liên tiến cử lên, dấu chấm, lời bình đều cẩn thận tỉ mỉ.

Vương Biên khen:
-Nếu giám khảo khoa lịch sử đều có thể nghiêm túc phụ trách như Dương huyện lệnh, thế thì sẽ không làm oan ức anh hùng trong thiên hạ. Lúc trước họ còn nghi hoặc Dương Liên làm sao không cuộn bài thi trước, mười bốn quan phòng khác đều là vừa duyệt bài vừa lần lượt cuốn bài.

Dương Liêm chắp tay nói:
-Vương Học Đạo quá khen rồi, đây đều là việc phải làm của hạ quan, nghĩ những học sinh học hành gian khổ mười năm thậm chí đến mấy chục năm, sao có thể nhẫn tâm nhất thời qua loa làm sai thời gian ba năm của họ được, cho nên tự mình làm cẩn thận đọc kĩ và cân nhắc ba bài thi trong ba đợt, rồi đem những bài thi xuất sắc tiến cử lên.

Quy chế thi cử đời Minh thật ra là tương đối hoàn thiện, bảy bài trong đợt đầu là để xem thí sinh trình bày và phát huy ngôn ngữ tinh tế ý nghĩa sâu xa như thế nào, xem tính toán của thí sinh, kết luận, chiếu thư, bài biểu trong lần hai là để kiểm tra vài năng năng lực xử lý công việc thực tế; Bài sách luận trong đợt thi thứ ba là để kiểm tra kiến thức lịch sử cổ kim của thí sinh. Nếu như các khoa thi đều có thể tổng hợp cả ba đợt thi lại để tuyển chọn ra người tài, thì sẽ không có chuyện kẻ chỉ biết đọc văn bát cổ lại đỗ cao.

Vương biên ca ngợi Dương Liên hết lời, nhìn thật chăm chú bài chu quyển " xuân thu " đó, rồi hỏi:
-Dương huyện lệnh có tiến cử bài thi quán quân không ?

Dương Liên đáp:
-Có.
Rồi liền đem bài văn có phá đề là “canh trưng quân tử chi sở úy, do thiên mệnh nhi kiêm cập chi dã” dâng lên:

- Đây là bài văn mà các phòng quan duyệt quyển của phòng “xuân thu” đều đồng lòng muốn đề cử hạng nhất, mời Vương đại nhân thẩm duyệt.

Vương Biên với mái tóc bạc màu thưa thớt cao hứng hừng hực nói:
-Được, ta ngay bây giờ sẽ xem bài này trước.

Vương Biên chú ý nhất bài thi của phòng “Xuân Thu”, Vương Biên cũng từng là thí sinh của phòng “Xuân Thu”, hơn nữa học trò mà Vương Biên đánh giá cao nhất Trương Nguyên cũng ở phòng này, vả lại muốn xem đề mục bài thi mà Dương Liên tiến cử lên đích thực là gì?

Ngay lập tức Vương Đề Học đọc toàn bộ gần mười ngàn chữ của ba bài thi trong ba đợt của đề mục này, trong lòng hơi có chút tiếc nuối, bài văn này trong sáng uyên bác, vô cùng trôi chảy, đúng là văn bát cổ tuyệt hảo, nhưng hình như không phải là nét chủ mà đích thân Trương Nguyên viết. Năm ngoái khi Vương Đề Học chủ trì cuộc thi con đường Thiệu Hưng thì xem thấy tứ thư và văn bát cổ Thanh Thu của Trương Nguyên, văn bát cổ của Trương Nguyên rất tỉ mỉ và kỹ càng, vừa mượt mà vừa cứng cáp, rất hợp với phẩm chất của hắn, nhưng bây giờ xem đầu bài mà Dương Liêm tiến cử lên có chút khác biệt với văn phong của Trương Nguyên. Đương nhiên những suy nghĩ này không thể nói lên điều gì, Vương Đề Học gật đầu khen ngợi:
-Quả nhiên là bài văn hay.
Lúc này, ông ấy lấy cây viết màu xanh viết lên một chữ “nhận” trên bài làm này, đặt ở một bên, nới với Dương Liên:
-Đợi sau khi thẩm duyệt toàn bộ bài Xuân Thu này xong, ta sẽ gửi hết cho quan tổng tài Tiền.

Bài thi mà quan phòng tiến cử lên phó chủ khảo sẽ bị hủy đi hơn một nửa, ba chọn một rồi gửi đi cho quan chủ khảo ra định đoạt cuối cùng.

Các bài thi trong hai đợt thi của bốn mươi phòng khác thì Vương Đề Học căn bản đã duyệt qua, đối với bài tiến cử như thế này, sẽ có những tình huống như thế này, đó chính là những bài thi đợt thứ nhất của các thí sinh đánh cùng số hiệu thì sẽ không được tiến lên , đợt thi thứ hai hoặc thứ ba sẽ được tiến cử lên, cho nên còn phải trở về tìm ra những bài thi của đợt một, rồi cân nhắc đắn đo lại, hoặc là tu sửa lại, hoặc là hủy đi. Ba đợt như thế này khiến cho Dương Liên mất rất nhiều sức cho việc tiến cử lên cho phó chủ khảo. Vương Đề Học lúc này sẽ thẩm duyệt chuyên môn bảy mươi mốt bài thi Xuân Thu được đưa lên, mãi cho đến hai mươi bốn giờ trước mới xem xong, lấy ra hai mươi tư bài thi, đích thân gửi cho phó chủ khảo xem bài rồi giao cho Tiền Khiêm Ích.

Mắt của Tiền Khiêm Ích nổi tơ đỏ, có vẻ tiều tụy, rõ ràng là làm quan chủ khảo áp lực không nhỏ. Nói:
-Vương Học Đạo, hôm nay đã hai mươi bốn rồi, chỉ còn cách ngày công bố kết quả thi vào hai bảy có ba ngày thôi. Nhưng những bài thi mà quan phòng duyệt thì chưa xong, thế này thì sao mà kịp, cũng không thể kéo dài đến ngày ba mươi tháng tám.

Quan phòng cũng không thể trực tiếp tiến cử bài lên quan chủ khảo, Vương Đề Học trong lòng biết TIền Khiêm Ích đang trách Dương Liêm đưa bài lên chậm chạp, nói:
-Tiền Tổng tài, đây là toàn bộ bài thi được đề nghị lên của phòng Xuân Thu, mời tổng tài Tiền Tổng Tài thẩm duyệt trước. Toàn bộ những bài được đề nghị phân tán của phòng khác vào trước buổi chiều ngày mai sẽ gửi đi.

Tiền Khiêm Ích nói:
-Vậy thì tốt rồi, đợi ta duyệt xong toàn bộ những bài được tiến cử, mời Vương Học Đạo cùng ta cân nhắc lấy hay bỏ, dù sao số cử nhân Triết Giang cũng chỉ có một trăm hai mươi người.

Trước buổi chiều ngày hai mươi sáu tháng tám, Tiền Khiêm Ích duyệt xong bài thi, tạm thời những người được nhận có một trăm tám mươi người. Còn phải loại bỏ sáu mươi người trong đó, sẽ quyết định những bài được lấy sau cùng. Nhưng đúng lúc sắp thẩm duyệt hết bài thi, TIền Khiêm Ích phát hiện một vấn đề nan giải.

Sau giờ ngọ, Tiền Khiêm Ích triệu tập phó chủ khảo Vương Biên và mười lăm quan phòng đến nơi chủ khảo duyệt bài, rồi nói:
-Trước cuộc thi hương lần này có xuất hiện lời đồn “một khi bình bước lên trời”, chắc chư vị nghe qua rồi?