Lư Sơn Kỳ Nữ

Chương 36: Dùng tát trả tát




Độc Cô Sách làm sao hiểu biết được hai mối ẩn tình ấy của Ôn Băng, chàng lại

tưởng là nàng suýt bị Thúc Độ hiếp dâm nên trông thấy mình mới hổ thẹn không

dám nói năng gì hết.

Chàngliền hạ thấp giọng xuống an ủi nàng rằng:

-Ôn cô nương không nên rầu rĩ như vậy, tuy Dương Thúc Độ vạn ác thực nhưng

trời xanh có mắt, nhờ có chị Điền ThúyThúy khiến cho y không thể toại nguyện.

Nói tới đây, chàng bỗng lộ vẻ kinh ngạc và ngắt lời ngay.

Vì chàng thấy Ôn Băng vừa nghe chàng nói đến ba chữ "Điền ThúyThúy" đã

trợn ngược lông mày lên, hơn nữa nàng nghe thấy chàng ta vừa nói đến cái tên

Điền Thúy Thúy có vẻ thân mật lắm, lửa ghen lại bốc lên, mắt của nàng ta tia ra

hai luồng ánh sáng uất hận, vì vậy chàng mới kinh ngạc ngắt lời rồi cau mày lại

thủng thẳng hỏi:

-Ôn cô nương, sao cô nương lại có thái độ như vậy?Chả lẽ cô nương uất hận

Điền ThúyThúy tỷ tỷ hay sao thế?

Nghe thấy cái tên Điền Thúy Thúy đã bực mình rồi, lại thêm hai chữ tỷ tỷ càng

chọc tai nữa, nên Ôn Băng nghiến răng thầm, mặt lộ vẻ lạnh lùng, chỉ muốn như

khi ở trong chùa Vô Cấu trên núi Cửu Hoa, lại giận dữ cho chàng bốn cái tát tay

nữa.

Thấy thái độ của Ôn Băng thay đổi luôn luôn, Độc Cô Sách càng kinh ngạc

thêm suy nghĩ.

Chàng sực nghĩ đến mặt của Thúy Thúy dính đầy máu, lại nghĩ đến hai má của

nàng sưng húp, và nghĩ tới lúc chia tay, nàng đã tặng cho mình hai chiếc răng dính

máu để làm kỷ niệm.

Lúc ấy Độc Cô Sách mới hơi vỡ nẽh, nhưng chàng vẫn chưa dám tin sự hiểu biết

đó là đúng, vì vậy với giọng run run, chàng hỏi Ôn Băng:

-Có phải vừa rồi Ôn cô nương đã đánh Thúy tỷ tỷ hai cái tát đấy không?

Từ Điền Thúy Thúy tỷ tỷ đến Thúy tỷ tỷ chỉ nghe tiếng xưng hô đó cũng đủ thấy

chàng thân mật với Thúy Thúy như thế nào, ÔnBăng càng phẫn uất thêm, liền

dùng răng cắn chặt lấy môi dưới, hai mắt tia ra hai luồng ánh sáng chói lọi, nhưng

vẫn gật đầu nhìn nhận.

Độc Cô Sách thấy Ôn Bằng nhìn nhận đã đánh Thúy Thúy, chàng tức giận vô

cùng giẫm chân lia lịa và la lớn:

-Sao cô nương lại liều lĩnh đến như thế, không những tát Thúy tỷ tỷ và lại còn tát

nặng đến như vậy. Đây, cô nương xem. Thúy tỷ đau lòng bỏ đi, còn tặng cho tôi

hai chiếc răng dính đầy máu này làm kỷ niệm vĩnh viễn đấy!

Nói xong, nàng chìa bàn tay ra cho Ôn Băng xem hai chiếc răng còn dính máu.

Cử chỉ và lời nói này của Độc Cô Sách lại càng làm cho Ôn Băng bị kích thích

thêm hơn nữa.

Điểm kích thích thứ nhất là Độc Cô Sách không những bênh vực Điền Thúy

Thúy mà lại còn lớn tiếng trách mắng mình nữa.

Điểm kích thích thứ hai là thoạt tiên chàng gọi đối phương là Điền Thúy Thúy tỷ

tỷ, sau lại còn gọi là Thúy tỷ tỷ, bây giờ lại càng thân mật thêm, chỉ gọi có hai chữ

Thúy tỷ thôi.

Điểm kích thích thứ ba là Điền ThúyThúy đã bỏ đi, nhưng vẫn tặng vật kỷ niệm

cho Độc Cô Sách, mà Độc Cô Sách không hiềm hai chiếc răng dính máu nhơ bẩn

mà cứ nắm chặt ở trong tay như vậy, lại còn coi hai chiếc răng ấy như là vật bảo

bối nữa.

Ba điểm kích thích với một mối ghen tuông hoá thành lửa giận bốc cao trăm

trượng, làm cho thần trí linh minh của Ôn Băng đã bị lu mờ nàng bỗng giơ tay ra

cướp hai cái răng ở trong tay của Độc Cô Sách, hơi vận thần công để vào giữa

gang bàn tay rồi hai tay xoa mấy cái, hai chiếc răng của Thúy Thúy đã nát vụn

thành cám, rồi nàng thuận tay vứt xuống dưới vực thẳm luôn.

Độc Cô Sách có ngờ đâu Ôn Băng lại có cử chỉ lạ lùng ấy, nên chàng cứ đứng

ngẩn người ra thôi.

Bỗng có tiếng kêu "bộp" lại có tiếng "chát" của một cái tát vang lên, chỉ nghe

tiếng kêu đó cũng đủ thấy cái tát ấy nặng đến như thế nào.

Ôn Băng chuyên môn tát người, lại nhân lúc nàng đang tức giận và ghen tuông

khôn tả như vậy Độc Cô Sách ắt phải bị ăn cái tát thực mạnh của Ngọc Mỹ Nhân

chứ?

Ngờ đâu, sau mấy tiếng kêu "bốp" ấy người ta lại nghe thấy có tiếng kêu"hừ" rất

yểu điệu.

Thì ra, lần này nhà chuyên môn tát người lại bị người tát một cái thực mạnh.

Vì lúc nàyĐộc Cô Sách đã coi Điền Thúy Thúy như chị ruột, kính như một vị

thánh nữ. Sau khi chàng biết Thúy Thúy đã tận lực lập kế cứu ÔnBăng thoát nạn,

trái lại nàng bị Ôn Băng tát đến bị thương nặng nên chàng tức giận khôn tả, liền

lên tiếng trách mắng ÔnBăng ngay.

Ngờ đâu, chưa trách xong, chàng đã thấy hai cái răng của ThúyThúy tặng cho

làm kỷ niệm lại bị Ôn Băng cướp, nghiến nát và vứt đi như vậy.

Chàng tức giận quá đứng ngẩn người ra giây lát, rồi giơ tay lên nhằm mặt Ôn

Băng tát luôn một cái thực mạnh.

Trong khi tức giận, ai ra tay cũng thế, không bao giờ cầm sức được, cái tát ấy

của Độc Cô Sách cũng vậy, chàng đã giở đến chính thành công lực ra đánh, nên

mới có tiếng lớn như thế.

Độc Cô Sách không bao giờ ngờ Ôn Băng lại dám nghiền nát hai cái răng rồi vứt

ngay đi như thế, và Ôn Băng cũng không ngờ Độc Cô Sách đã khiển trách mình rồi

còn ra tay tát như vậy.

Tuy chưởng lực này của Độc Cô Sách không mạnh bằng cái tát của ÔnBăng

đánh Thúy Thúy nhưng cũng đủ đánh cho Ôn Băng bắn lăn lông lốc mấy vòng

ngay.

Lúc này gọi Ôn Băng là Ngọc Mỹ Nhân thì không thích hợp chút nào, vì má bên

phải của nàng trắng trẻo như ngọc nhà, còn má bên trái thì vừa đỏ vừa sưng, nên

phải gọi nàng là Chu Sa Mỹ Nhân Ngã Nước mới đúng. Nhưng dù sao nàng vẫn

còn hên hơn Thúy Thúy là không bị đánh gãy hai cái răng.

Ôn Băng vội đứng dậy, ngơ ngác nhìn Độc Cô Sách, vẻ mặt vẫn lạnh lùng như

thường.

Tát xong cái tát ấy, lửa giận cũng nguôi ngay. Độc Cô Sách nhận thấy mình lỗ

mãng và ra tay đánh quá mạnh, nên nhất thời chàng kinh hoàng không biết làm thế

nào để thu xếp nổi cục diện khó xử này.

Ôn Băng đã khóc, đôi mắt vẫn ngơ ngác, mặt vẫn lạnh lùng, hai hàng lệ cứ rỏ

dòng hoài.

Độc Cô Sách cuống cả chân tay, nên chàng cứ tay nọ xoa tay kia hoài mồm thì

ấp úng nói:

-Ôn cô nương... Ôn.. cô.. nương...

Chưa giải được yếu huyệt câm Ôn Băng không sao trả lời được, chỉ giậm chân

xuống đất một cái, rồi quay người đi luôn thôi.

Độc Cô Sách định tiến lên ngăn cản lối đi của nàng, nhưng vì mình vừa ra tay

đánh nàng đau như thế, biết có nói chắc nàng cũng không chịu nghe mình nói đâu,

chưa biết chừng còn bị nàng mắng chửi cho một trận là khác, nên chàng chỉ cau

mày lại, lớn tiếng kêu gọi:

-Ôn cô nương hãy ngừng bước! Độc Cô Sách có lời muốn thưa cùng... Ôn cô

nương hãy ngừng bước! Độc Cô Sách có lời muốn thưa cùng...

Nhưng chàng vừa nói xong hai câu đó thì đã không thấy ÔnBăng đâu nữa.

Độc Cô Sách đứng ngẩn người ra, không biết làm thế nào cho phải, chỉ oán trách

thầm là mình đáng chết thôi.

Vì phen này chàng tới Ly Hồn cốc mục đích chủ yếu là nghĩ cách cứu Ôn Băng

và nói rõ cho nàng ta biết mẹ nàng có để lại một lá thư và BạchPhát QuỷMẫu đã

thay đổi tâm tính, biến thành Bạch Phát Thánh Mẫu rồi để cho nàng khỏi thù hằn

như trước và nhận họ quy tông, đổi thành Mộ Dung Băng. Ngờ đâu kết quả lại như

vậy.

ÔnBăng đánh Thúy Thúy một cái tát, khiến ThúyThúy đau lòng bỏ đi. Bây giờ

Độc Cô Sách đánh Ôn Băng một cái tát khiến nàng uất hận đi nốt. Chàng cũng

không biết nàng ta chạy đi đâu, nên chàng giậm chân mấy cái, bụng bảo dạ rằng:

"Ta biết làm sao bây giờ đây?Ta biết làm sao bây giờ đây?Biết boả ai tát hộ ta

hai cái đây?"

Đó là Độc Cô Sách tự nhủ, nhưng có ngờ đâu chàng bối rối và lo âu quá lại tự

nhiên thốt luôn ra ngoài miệng mấy câu nói ấy.

Điều mà khiến người ta không thể ngờ được là Độc Cô Sách vừa thốt mấy câu tự

trách ấy thì phía đằng trước, chỗ bên trái trên đỉnh vách núi, lại có tiếng người vừa

cười vừa nói vọng tới:

-Sao trên thiên hạ này lại có chuyện lạ lùng như thế!Có người lại muốn mời

người khác đến tát mình. Tôi rất muốn ra tay tát hộ, nhưng không biết người ta

chịu trả bao nhiêu tiền công?

Độc Cô Sách mặt đỏ bừng, vội ngửng đầu lên nhìn về phía có tiếng nói ấy, mới

hay trên vách đá cao chừng bảy, tám trượng có một thiếu phụ rất trẻ đẹp, ăn mặc

rất quái dị. Trông tuổi của thiếu phụ này chỉ độ trên dưới ba mươi thôi nhưng quần

áo của nàng ta thật là quái dị tuyệt luân. Độc Cô Sách phiêu bạt giang hồ bấy

nhiêu lâu, gặp gỡ rất nhiều hạng người mà chưa bao giờ được trông thấy hoặc nghe

ai nói tới trang phục kỳ lạ như thế này.

Thì ra nàng nọ để hở hai cánh tay, chân thì hở tới đầu gối, nói tóm lại là nàng ta

chỉ mặc có một cái áo cánh và một cái váy dài tới đầu gối thôi. áo cánh ngắn của

nàng ta hình như là do rất nhiều cánh hoa thêu dệt thành chứ không phải bằng luạ

bằng vải, bằng tơ hay bằng gấm, màu sắc lại sặc sỡ, đẹp mắt vô cùng.

Độc Cô Sách đứng ở bên dưới nhìn lên trông thấy da dẻ của thiếu phụ ấy trắng

như tuyết, đẹp như tiên, và như có trăm nghìn bông hoa bao bọc người nàng chứ

không phải mặc áo váy.

Lúc bấy giờ nàng ta đang từ từ nhảy xuống. Thân pháp nhảy xuống của nàng

cũng kỳ lạ lắm. Độc Cô Sách chưa hề thấy ai lại có môn khinh công hiếm có như

thế, nên chàng cũng chăm chú nhìn vào nàng ta hoài.

Thiếu phụ xinh đẹp ấy vừa phi thân xuống tới chỗ lưng chàng thì Độc Cô Sách

hai má đã đỏ bừng vội cúi đầu xuống, và cảm thấy trống ngực đập rất mạnh, trong

người rạo rực khôn tả.Thì ra khi nàng nọ nhảy xuống, gió bên dưới thổi lên hất

tung cái váy ngắn của nàng bên tron gnàng không mặc quần đùi, vì vậy chàng đã

trông thấy hết bộ tướng của nàng ta, chàng mới cảm thấy hổ thẹn như vậy.

Độc Cô Sách không ngờ mình lại được trông thấy cảnh kỳ lạ đó. Chàng vội cúi

đầu nhắm mắt lại, không dám nhìn thêm. Cổ nhân đã nói"phúc vô song chí" nhưng

ngày hôm nay Độc Cô Sách không những được no nhãn phúc, mà lại còn được

hưởng thụ một mùi thơm rất kỳ lạ, như mùi thơm của trăm thứ hoa hỗn hợp lại

khiến chàng ngây ngất vô cùng. Chàng lại ngẩng đầu lên nhìn, đã thấy phía đằng

trước, chỗ cách mình chừng hai thước, có một đôi tay với một đôi chân trắng như

ngà xuất hiện, bên tai cũng nghe thấy tiếng nói trong trẻo như tiếng chuông bạc

rung chuyển và nũng nịu hỏi rằng:

-Xin ngài chớ nên hổ thẹn như thế. Trước khi chưa nói giá cả xong, tôi không tát

ngài đâu, ngài đừng có sợ!

Thấy đối phương có cử chỉ lời lẽ kỳ lạ như vậy, và cũng không hiểu lai lịch của

đối phương ra sao, nhưng Độc Cô Sách nghe thấy nàng ta nói hai câu:"Đừng có sợ"

thị chàng lại nổi hùng tâm ngay. Huống hồ tình thế đã tới như vậy, không có lý do

nào mình lại không trả lời với người ta, nên chàng cố trấn tĩnh tâm thần ngửng đầu

lên nhìn mặt thiếu phụ xinh đẹp ấy.

Thiếu phụ xinh đẹp thấy Độc Cô Sách đã dám ngửng mặt lên nhìn mình, liền tít

mắt nhìn lại chàgn, cười giọng rất lẳng lơ và kêu "ủa" một tiếng mới nói tiếp:

-Ngài thật là một vị kỳ nhân, nên mới nghĩ ra được những việc kỳ lạ như thế. Tôi

đã tát ngài đâu mà chưa chi mặt ngài đã đỏ bừng như vậy?

Độc Cô Sách chỉ có một cách là nói lảng sang chuyện khác để tránh chuyện kia

đi thôi, chàng vội chắp tay chào nàng ta và hỏi:

-Xin hỏi... cô nương quí tánh danh là gì?

Thiếu phụ xinh đẹp ấy dùng răng cắn môi đưa mắt nguýt chàng một cái rất có

thể nói là câu hồn nhiếp phách được rồi nàng cứ nhìn vào mặt chàng, cười hỏi lại:

-Thế còn tên họ của ngài thì sao?Theo lễ phép thì hình như ngài phải tự nói cho

tôi biết tên họ trước rồi hãy hỏi lại lai lịch và tên họ của tôi.

Bất đắc dĩ Độc Cô Sách phải trả lời nàng ta trước:

-Tại hạ họ Độc Cô, tên là Sách.

Thiếu phụ vừa cười vừa nói tiếp:

-Độc Cô Sách, chỉ tên họ này cũng cảm thấy bên trong bao hàm chút ý vị tuyệt

diệu đấy. Nhưng một người"độc sách"(một mình cưỡi ngựa) thì còn lý thú gì nữa,

cần phải hai người đồng sách thì mới có sự hưởng thụ cực cao và khoái lạc khôn tả

chứ?

Nghe thấy nàng ta nói như vậy, Độc Cô Sách lại đỏ mặt tía tai thầm thở dài và

nghĩ:

"Thực là hôm nay ta phúc hữu tam chí, ngoài mắt thấy, mũi ngửi, bây giờ lại

được cả tai nghe nữa".

Trong tam phúc ấy chỉ có tỷ phục là chàng có cảm thấy khoan khoái nhất vì mùi

thơm tho ấy rất kỳ lạ làm cho chàng ngây ngất huống hồ lại còn nhãn phúc với nhĩ

phúc, thì chàng chịu sao nổi?

Thiếu phụ nọ kêu "ối chà" một tiếng rồi lại mỉm cười và nói tiếp:

-Sao chưa chi Độc Cô Sách tiểu đệ mặt đã nhuộm đỏ như thế?Nếu đệ mà ghét

cái trò nam nữ đại luận của Thiên Kinh địa nghĩa ấy, thì hà tất phải đặt tên làm

Độc Cô Sách như thế làm gì mà nên gọi là Độc Cô Yêm, thiến luôn cái bộ đã

khiến đệ phải mặt đỏ như thế đi có hơn không.

Thấy nàng ta nói sỗ sàng quá, ĐộcCô Sách mặt càng đỏ bừng thêm, hai mắt trợn

ngược, trầm giọng la lớn:

-Tôi với cô nương mới gặp nhau lần đầu, không quen biết nhau bao giờ, xin cô

nương nên tự tôn trọng nhân cách của mình một chút. Chớ có nói bông đùa...

Chàng chưa nói xong, thì thiếu phụ nọ lại cười khanh khách và đỡ lời luôn:

-Cứ nhge hai câu nói của tiểu đệ "mới gặp nhau, chưa quen biết bao giờ" tôi mới

nghĩ ra là tôi chưa nói cho tiểu đệ biết tên họ của tôi, thực là lỗi quá. Họ của tôi

cũng họ kép như của tiểu đệ, họ của tôi là Giáp Cốc, lại còn hiếm có hơn họ của

tiểu đệ nữa.

ĐộcCô Sách gật đầu đáp:

-Phải, họ Giáp Cốc có ghi ở trongBách gia tính nhưng ít người có lắm, chắc cô

nương không phải là người Trung Nguyên?

Thiếu phụ vừa cười vừa nói tiếp:

-Độc Cô tiểu đệ đoán đúng đấy, xưa nay tôi vẫn ở Miêu Lãnh, thân phận của tôi

nửa Hán nửaMèo tên tôi là Diệu.

Độc Cô Sách kêu "ồ" một tiếng và đỡ lời:

-Thế ra là Giáp Cốc Diệu cô nương...

Nói tới đó chàng bỗng ngắt lời vì chàng chợt phát giác ba chữ"Giáp Cốc Diệu"

kia đọc lên không những không thuận miệng và hình nưh bên trong còn bao hàm

một ý nghĩa khác nữa.

Thiếu phụ thấy chàng ngẩn người lại cười khanh khách và nói tiếp:

-Sao?Giáp Cốc đã tuyệt diệu như vậy thì nên cưỡi ngựa tiến thẳng vào du

ngoạn, cam đoan với tiểu đệ là sau khi được lãnh hội thắng cảnh ở bên trong, thể

nào cũng không còn cảm thấy cô độc nữa đâu.

Nàng vừa nói vừa uốn éolưng, hai đùi hơi rung động, những lá hoa ở trước ngực

như mở như đóng, khiến Độc Cô Sách trông thấy rõ bộ ngực rất tiêu hồn thiệt cốt

của cô ta.

Tiếc thay đào nguyên tuy đẹp, mà ĐộcCôSách không phải là Ngư Lang ở Võ

Lăng, nên chàng ta đã trợn tròn xoe đôi mắt lên quát bảo:

-Giáp Cốc cô nương. Độc Cô Sách này còn có việc bận phải đi ngay, xin thứ lỗi

tại hạ không thể ở đây nói chuyện với cô nương lâu được, mà phải xin cáo biệt.

Nói xong, chàng chắp tay chào quay mình định đi.

Ngờ đâu chàng vừa quay người lại, thì đã thấy một luồng gió thơm xông vào

mũi, thiếu phụ xinh đẹp tên là Giáp Cốc Diệu đã giở khinh công tuyệt đỉnh ra nhảy

tới trước mặt chàng, với đôi mắt rất lẳng lơ thái độ rất dâm đãng, cất tiếng cười

khanh khách.

-Độc Côtiểu đệ chớ nên đi vội, việc của chúng ta đã xong đâu?

Độc Cô Sách ngạc nhiên hỏi:

-Chúng ta mới quen biết nhau, không có ân oán và dây dưa gì với nhau, thì còn

việc gì chưa xong cơ chứ?

Giáp Cốc Diệu vẫn cười vẻ lẳng lơ và nói tiếp:

-Chính tiểu đệ đã mời tôi xuống tát tai, có lẽ tiểu đệ ngượng vì không tiện nuốt

lời hứa, nên muối vội vàng đào tẩu, khiến tôi bị người ta vừa đánh lừa vừa đùa rỡn

phải không?

Nói tới đó nàng ta lại tủm tỉm cười, trông càng đẹp tuyệt và hai mắt cứ nhìn

thẳng vào người Độc Cô Sách thủng thẳng nói tiếp:

-Nếu Độc Côtiểu đệ hiềm cái tên Giáp Cốc Diệu của tôi toàn là vần trắc gọi

không thuận mồm thì cứ gọi biệt hiệu của tôi là Bách Hoa công chúa cho dễ gọi

hơn.

Chàng nghĩ đi nghĩ lại, không biết dùng lời lẽ gì đối phó, nên mặt chàng càng đỏ

thêm và cứ ấp úng nói tiếp:

-Giáp Cốc công chúa chưa rõ chuyện đấy thôi... vừa rồi Độc Cô Sách đã lỗ mãng

tát một người, làm cho một người bạn tri giao tức giận bỏ đi, nên mới hối hận và

lẩm bẩm tự nói ngờ đâu lại nói buột ra miệng như thế.

Bách Hoa công chúa kêu "ồ" một tiếng cười hỏi:

-Thế ra câu nói của ĐộcCô tiểu đệ vừa rồi là lời nói trong lòng nhưng vì quá

khích động, nhất thời không sao kìm chế nổi tình cảm, mà ngẫu nhiên buột miệng

nói ra như vậy phải không?

Chỉ có một cách là nhìn nhận thôi chứ không còn lý do gì chối cãi được điều ấy,

nên Độc Cô Sách đành phải gậtd dầu mấy cái.

Bách Hoa công chúa mỉm cười nói tiếp:

-ĐộcCô tiểu đệ cứ yên tâm, tôi tin lời nói của tiểu đệ là sự thật chứ không phải

là nói dối và lời nói ấy chỉ có tôi nghe thấy thôi, chứ không có người thứ hai nào

nghe thấy cả. Dù bây giờ tiểu đệ có thu hồi câu nói ấy lại chăng nữa, không phải là

nuốt lời. Nếu tiểu đệ có việc cần thì cứ đi ngay đi cũng không sao.

Người khéo nói không cần nói nhiều chỉ vài lời thôi cũng đã sắc bén hơn dao

kiếm, Giáp Cốc Diệu chính là người biết ăn biết nói, nên nàng chỉ nói như vậy, đã

khiến Độc Cô Sách phải thở dài lắc đầu đáp:

-Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy, huống hồ ngoài Độc Cô Sách với Giáp Cốc

công chúa ra, xung quanh ta còn có không biết bao nhiêu thiên địa quỷ thần cùng

nghe thấy.

Giáp Cốc Diệu nghe thấy chàng nói như vậy, liền gật đầu cười và đỡ lời:

-Thực là hảo nam nhi, hảo chí khí, nếu chú em nhất định muốn chịu đòn, thì tôi

xin tận nghĩa vụ vậy.

BáchHoa công chúa vừa nói vừa uốn éo và õng ẹo đi tới trước mặt ĐộcCôSách,

giơ bàn tay phải lên sấn sả tát xuống.

ĐộcCôSách không nhìn thẳng vào người của nàng ta, vì sợ thân hình khêu gợi

của nàng làm cho mình rạo rực, nên chàng vội khoanh tay về phía sau, ngửng mặt

nhìn lên trời để chịu đựng hai cái tát oan uổng, rồi vội vàng quay đầu đi luôn, như

vậy mới khỏi sao đoạ vào địa ngục phấn son.

Một bàn tay nõn nà như tuyết như ngọc, đem theo một luồng gió thơm, đã nhằm

má bên trái của chàng tát tới, chàng vội nghiến răng cau mày lại.

Thì ra bàn tay của Giáp Cốc vừa đụng đến bên má trái của chàng thì chỉ thấy

nàng ta khẽ vuốt và thuận tay véo luôn một cái thôi.

Cái vuốt và véo ấy đã làm cho Độc Cô Sách giở khóc giở cười liền cau mày lại

hỏi:

-Giáp Cốc công chúa làm như thế có ý nghĩa gì?

Nguýt chàng một cái rất tình tứ. Giáp Cốc Diệu cười lẳng lơ đáp:

-Tiểu đệ đã hỏi đến thì tôi xin nói cho tiểu đệ biết cũng không sao tôi mó một

cái như thế là ưa bộ mặt tuấn tú của tiểu đệ trông rất khả ái dễ thương, còn véo

một cái là chê tiểu đệ không hiểu luật lệ gì cả.

Độc Cô Sách tức giận đến nhảy bắn người lên la lớn:

-Công chúa đã rờ má và véo tôi lại còn bảo tôi không biết luật lệ thì thế tại sao

công chúa không đánh tôi?

Giáp Cốc Diệu thất cười đáp:

-Tiểu đệ không biết luật lệ thì tôi còn đánh tiểu đệ sao được?

Độc Cô Sách liền mỉm cười hỏi:

-Phen này Độc Cô Sách tôi thể nào cũng phải thỉnh giáo công chúa mới

được?Chẳng hay tôi hiểu luật lệ ở đâu?Chả lẽ chịu cho người tát như vậy, mà còn

có điều kiện gì nữa hay sao?

Giáp Cốc Diệu gật đầu vừa cười vừa đáp:

-Không những điều kiện mà còn có điều kiện lớn là khác.

Độc Cô Sách vừa bực mình vừa tức cười, lại cảm thấy hiếu kỳ liền chắp tay chào

hỏi tiếp:

-Xin Giáp Cốc công chúa cho biết cao luận ấy?

Giơ ngón tay cái ở bên phải lên Giáp Cốc Diệu cười nũng nịu đáp:

-Điều kiện thứ nhất là tiểu đệ phải là kẻ thù của tôi, thì tôi mới ra tay đánh tiểu

đệ được.

Lời nói này làm cho Độc Cô Sách không sao cãi được, đành phải lẳng lặng gật

đầu.

Giáp Cốc Diệu lại giơ hai ngón tay trỏ và giữa lên nói tiếp:

-Điều kiện thứ hai là tôi phải có lợi ích thì tôi mới đánh, chứ ai lại đánh không

công như thế làm gì?

Độc Cô Sách gượng cười hỏi tiếp:

-Công chúa, ra tay đánh người mà bắt người bị đánh phải trả công mình như vậy,

không sợ quá đáng hay sao?

-Đó tức là sự phân biệt của chủ động với bị động, tiểu đệ trả công cho người để

mua cái đánh là vì muốn giữ tròn phẩm cách quân tử bất thực ngôn. Đó là vì một

hành vi tự động. Còn tôi, nếu tôi không ích lợi gì thì không chịu bán cái đánh, đó là

quyền tự do của tôi. Tôi đã nói rồi vua không bao giờ sai lính đói, vậy tiểu đệ cũng

không nên bắt tôi đánh suông như thế?

Độc Cô Sách không sao biện luận được lại những lời nói thao thao bất tuyệt của

Bách Hoa công chúa, nên nàng chỉ gượng cười hỏi tiếp:

-Chả hay công chúa muốn tôi trả công như thế nào mới chịu tát hai cái?

Đảo ngược đôi ngươi một vòng. Giáp Cốc Diệu mỉm cười đáp:

-Bây giờ tôi đề cử ra ba thứ tiền công để tùy ý tiểu đệ muốn lựa chọn thứ nào

cũng được, như vậy cũng đủ thấy tôi là người rất biết điều đấy chứ?

Vì nóng lòng thoát thân, Độc Cô Sách không suy nghĩ gì hết buột miệng trả lời:

-Được rồi, công chúa cứ nói đi, thế nào tôi cũng nhận lời một thứ.

Giáp Cốc Diệu nghe nói vừa hỏi tiếp:

-Tiểu đệ là một vị quân tử rất trọng lời hứa nhưng đừng có nhận lời một cách

mau mắn và khẳng khái như thế, để kết cục lại nuốt lời hứa mà không chịu lựa

chọn một thứ nào hết đấy nhé?

Độc Cô Sách nghe thấy nàng ta nói như thế hơi hoảng sợ và hối hận vừa rồi

mình đã nhanh nhảu nhận lời như thế, nhưng đã trót hứa rồi, không sao thu hồi lời

nói nữa nên chàng đánh phải đánh liều gật đầu đáp:

-Độc Cô Sách này bình sinh không bao giờ nuốt lời cả, Giáp Cốc công chúa cứ

việc đề nghị giá cả đi?Dù có phải trả nghìn vàng, ĐôcCôSách này cũng không hối

tiếc chút nào.

Giáp Cốc Diệu cười khì một tiếng đáp:

-Trên Bách Hoa bình ở Miêu Lãnh chúng tôi vàng bạc châu báu chồng chất như

núi, như vậy có khi nào tôi lại thèm số tiền nghìn vàng nho nhỏ ấy?

Độc Cô Sách biết là nguy tai, đôi lông mày kiếm của chàng lại càng cau khít

thêm.

Bách Hoa công chúa thấy thế bịt mồm cười nói:

-Độc Cô tiểu đệ không nên hái sợ như vậy. Trong ba giá cả đó chỉ có nhất là đắt

hơn nghìn vàng thôi, còn hai giá sau thì không đánh lừa đồng trinh như vậy người

tốn tiền mua đánh có thể ttự do lựa chọn được.

Nói tới đó nàng đưa mắt nhìn thanh cổ kiếm đeo ở trên vai của Độc Cô Sách rồi

tủm tỉm cười và thủng thẳng nói:

-Thanh kiếm đang đeo ở trên vai của tiểu đệ chắc thế nào cũng là một thần vật

của thời tiền cổ, tôi trông thấy đã ưa thích ngay. Tôi hãy lấy nó làm giá cả thứ

nhất. Độc Cô Sách nghe nàng ta nói tới thanh cổ kiếm mới sực nghĩ tới việc đó liền

tự mắng chửi thầm:

"Ngày hôm nay ta u mê thực, vừa rồi chỉ mải giận dữ tát Ôn Băng mà quên mất

thanh bảo kiếm của Thuý Thuý tặng cho nàng ta, để đưa nàng đem đi sử dụng".

Giáp Cốc Diệu thấy Độc Cô Sách lẳng lặng không trả lời liền nói tiếp:

-Tôi biết Độc Cô Sách tiểu đệ thể nào cũng không nỡ biếu tôi thần vật thời tiền

cổ này đâu nhưng hai điều kiện sau thì nhẹ nhỏ lắm, quý hồ tiểu đệ chịu tiếp thì tôi

sẽ đặc biệt ban cho tiểu đệ một sự xưng hô riêng.

Độc Cô Sách không hiểu nàng ta nói thế có ý gì liền ngạc nhiên hỏi:

-Một xưng hô riêng ư? Chẳng lẽ Giáp Cốc công chúa định ban cho tôi một cái

biệt hiệu để xưng hô thế?

Bách Hoa công chúa nhìn chàng một cách rất tình tứ, vừa cười vừa đáp:

-Độc Cô tiểu đệ gọi tôi là Giáp Cốc công chúa, thì tôi muốn gọi lại tiểu đệ là

Giáp Cốc chúa công, nếu tiểu đệ nhận cái tên hiệu ấy, thì chả cần nói đến giá cả

thứ ba nữa.

Thoạt tiên Độc Cô Sách vẫn chưa hiểu cái tên Giáp Cốc chúa công có ý nghĩa

gì, khi chàng nghĩ kỹ mới vỡ nhẽ, mặt đỏ bừng cau mày lại hỏi:

-Thế còn giá cả thứ ba là cái gì thế?

Bách Hoa công chúa Giáp Cốc Diệu mỉm cười đáp:

-Giá cả thứ ba lại càng giản dị thêm, tôi không cần tiểu đệ phải biếu gì cho tôi

cả, và cũng không cần tiểu đệ phải nhận lời xưng hô gì với tôi hết, chỉ cần trước

khi nhận hai cái tát mà tôi đã tuân lệnh kính tặng hãy nghe một bài ca và một điệu

múa của tôi thôi.

Độc Cô Sách nghe xong cúi đầu ngẫm nghĩ.

Giáp Cốc Diệu vừa cười vừa nói tiếp:

-Tôi đã nói hết ba giá cả ra rồi giá nào cũng không lấy làm khắt khe cả. Độc Cô

tiểu đệ nếu tuân theo lời vừa nói vừa rồi, thì cứ việc nghĩ kĩ đi và tuỳ ý lựa chọn

lấy một thứ.

Độc Cô Sách nghe tới đó rầu rĩ khôn tả và kêu khổ thầm, vì bây giừo chàng đã

biết rõ ba điều kiện đó đều khó nhận hết.

Giá thứ nhất vì thanh bảo kiếm Thanh Bình là do Thuý Thuý tặng cho Ôn Băng

mình không có quyền lấy kiếm của nàng tặng lại cho Giáp Cốc Diệu như thế? Cho

nên điều này khỏi cần phải suy nghĩ gì hết.

Giá cả thứ hai, vì chàng nghe tới bốn chứ "Giáp Cốc chúa công" bên trong

không những bao hàm dâm tà và hình như nếu nhận lời thì từ nay trở đi sẽ phải

sống chung với nàng mãi mãi. Như vậy chàng đâu dám nhận điều kiện này.

Còn giá cả thứ ba, bên trong còn có điều kiện ca thì không sao nhưng xem một

điệu vũ thì chàng phải cau mày lại luôn điệu vũ này chàng không dám. Vì cứ xem

lối ăn mặc của Bách Hoa công chúa hở hang như vậy, chàng cũng đoán ra ngay

điệu múa ấy thế nào cũng dâm đãng và khêu gợi khôn tả. Ba giá cả ấy đều không

sao nhận được, trót hứa không thể nào hoàn toàn thoái thác được, dù sao cũng phải

lựa chọn một trong ba điều kiện đó mới xong.

Rút cục Độc Cô Sách nghiến răng mím môi, quyết định dùng đình lực của bổn

thân để chống lại sự tà dâm, nên chàng hăng hái nhận lời với Giáp Cốc Diệu rằng:

-Giáp Cốc công chúa, tại hạ xin lựa chọn điều kiện thứ ba.

Bách Hoa công chúa kêu "ồ" một tiếng:

-Có phải tiểu đệ muốn nghe một bản ca với một điệu vũ của tôi phải không?

Độc Cô Sách khẽ gật đầu. Giáp Cốc Diệu lại vừa cười vừa nói tiếp:

-Độc Cô tiểu đệ khéo lựa chọn lắm. Để tôi ca ngay một bản và nhảy ngay một

điệu để cho đệ thưởng thức nhé?

Độc Cô Sách biết cục diện này rất đối phó cho nên chàng vội ngồi xếp bằng

tròn, định nếu chịu đựng không nổi là giở "Thiên Lang Tiền Định" của sư môn ra

đối phó, như vậy thần trí sẽ sáng suốt âm tà không thể nào xâm nhập được nữa.