Ngân Hồ

Chương 13-1: Thuật khởi tử hồi sinh (thượng)




LỜI TÁC GIẢ:
Có rất nhiều bạn đọc không hiểu về hành động của phiên tăng, vì vậy trước khi bắt đầu chương mới bèn giải thích đôi lời. Đấy là một nhân vật chuyển tiếp, rất trọng yếu! Phiên tăng vốn chính là khổ hạnh tăng của Ấn Độ.

Sở dĩ gọi là khổ hạnh tăng vì họ coi thân thể của mình là vật dẫn đầy tội nghiệt. Vì thế, sau khi ‘Khổ kỳ tâm chí - Lao kỳ cân cốt - Ngạ kỳ thể phu*’ thì mới giải thoát tinh thần và linh hồn của mình.
(* có nghĩa: khổ tâm trì chí - gân cốt nhọc nhằn - Bỏ đói túi da - Đạo phật xem cơ thể con người chỉ là cái túi da để mượn sống tạm ở cõi trần).

Lúc vừa nhập môn, khổ hạnh tăng phải thực hiện một nghi thức nào đó, ví dụ nó được thể hiện rằng: ‘Hôm nay ta đã thác rồi, ngày mai ta sẽ đến hồi tái sinh’. Sở dĩ gọi là sinh, hàm ý là đã bước vào cuộc sống sinh hoạt mới của thần.

Dựa theo luật lệ, khổ hạnh tăng phải thực hiện ba không: không tà dâm, không nói dối, không sát sinh. Bỏ qua yêu hận tình thù, không màng đến công danh lợi lộc, chẳng thiết tha niềm vui gia đình, vất hết tài sản thế tục. Dốc một lòng mong muốn vượt qua luân hồi, tìm kiếm con đường siêu thoát.

Khổ hạnh tăng Ấn Độ không giống như các hòa thượng nhẹ nhàng khoan thai thường thấy ở các chùa chiền Tàu Khựa, mà họ để tóc dài có khi đến cả hằng mấy năm không cắt gội, trên người vẽ đầy đầy tro cốt xám xịt. Bọn họ không có nơi tu hành cố định, có cả một số người không mặc quần áo, đó chính là thứ gọi là ‘Thiên y phái’…

Tóc dài cả năm không cắt không gội. Không có nơi tu hành cố định, thậm chí còn có người muốn truy cầu khổ đau mà tự hành hạ bản thân đến mức thương tật, ăn chất độc. Toàn thân vẽ đầy các nét quái đản bằng tro cốt.

Một số người còn tự xưng mình đã đi vào cõi niết bàn (Phật quốc), cho nên có rất nhiều hành vi khiến người thường không hiểu. Tỷ như họ tự lấy dao đâm vào người, đốt lửa tự thiêu, tự chôn sống dưới một ngôi mộ rồi hẹn ngày đào lên, hoặc tự giơ tay lên trời đến ba mươi tám năm không hạ xuống…

Hồi sinh chỉ là một trò trẻ con họ thường xuyên chơi mà thôi. Nghe đồn, nếu luyện yoga đến mức cao thâm, có thể tháo rời các đốt xương trên người. Nên chuyện bị bẻ cổ mà sống lại với họ mà nói, cũng không phải là điều khó hiểu.

Kiết Dữ viết truyện không hề bịa đặt ra các tình tiết kỳ dị quái đản, chỉ khuếch đại một số việc có cơ sở thực tế mà thôi. Chúng ta gọi là yếu tố nghệ thuật hóa. Khặc khặc….

VÀO TRUYỆN:
Thiết Tâm Nguyên phi thường hứng thú, muốn tìm thi thể phiên tăng rồi châm lửa đốt thử, xem một lão phiên tăng đã thành tro thì có thể sống lại hay không.

Nói về kỳ quái, sau khi bản thân kinh qua một loạt trải nghiệm thần kỳ, Thiết Tâm Nguyên vô cùng phản đối và không tín nhiệm vào thuyết thần phật bay đầy trời. Bởi vì, trong cuộc lữ trình kỳ diệu ấy, hắn không thấy một người thần bí hay bất kỳ đại năng nào trong truyền thuyết cả.

Vì thế, hắn không tin phiên tăng kia sẽ chết dễ dàng như vậy. Theo hắn nhận diện, kẻ này chính là một khổ hạnh tăng đến từ Ấn Độ, chẳng qua không biết tín ngưỡng của thằng cha đó là Ấn Độ giáo hay Phật giáo mà thôi.

Sau khi tìm được căn nguyên, mọi chuyện đã trở nên vô cùng rõ ràng và hết thú vị. Cho nên, Thiết Tâm Nguyên chỉ muốn giết phứt thằng cha phiên tăng lừa đảo ấy đi cho xong. Đấu tranh với y, chả hào hứng quái gì nữa!

Người Đại Tống không biết thời đại bùng nổ thông tin vô cùng nhanh chóng và thuận tiện sau này, người đời sau chỉ cần ngồi một góc nhưng vẫn biết được bất kỳ một thông tin nhỏ nhất trên thế giới, thậm chí quá trình ấy còn không mất chút sức nào.

Đối diện Thiết gia, bên kia đường của hoàng thành có một gia đình, tên của họ hầu như không ai nhớ. Có điều, người đàn ông chủ hiệu tên Tiền Đồng, bà chủ vì vậy được gọi là Tiền Đồng tẩu, đến cả đứa con trai to xác tựa một chú nghé con của họ, rất tự nhiên cũng được người ta gọi là Đồng Tử.

Gia đình họ có một cửa hiệu, kinh doanh in ấn sách. Cho nên, mỗi lần Thiết Tâm Nguyên thấy họ thì bộ dạng ai nấy đều đen xì xì. Lúc in sách thì không tránh khỏi dính phải mực in.

Dường như Tiền Đồng không hề hứng thú với gia đình đối diện nhà mình, Tiền Đồng tẩu cũng chỉ thỉnh thoảng nhìn thoáng qua Thiết gia với vẻ tò mò.

Nhưng đến khi đứa con trai phì lũ nhà họ thấy Thiết Tâm Nguyên có một con hồ ly rất đẹp, nó lập tức chảy nước dãi ra cả thước.

Sau khi khai trương thang bính điếm, Vương Nhu Hoa đã từng mời gia đình Tiền Đồng sang ăn một bữa cơm, định bụng làm trọn trách nhiệm tình làng nghĩa xóm.

Rồi một ngày, cả nhà ba người cũng đến. Sau khi gửi một bao điểm tâm nhỏ tí thì tất cả đều vùi đầu chén hết một nồi mì to, xong xuôi mới hài lòng đi về.

Hy vọng vào tình nghĩa tắt lửa tối đèn nương tựa lẫn nhau như ở quê nhà là chuyện xa vời. Tiền Đồng, người này có một bệnh lớn nhất là yêu tiền. Chỉ cần tiền đã vào tay, muốn y xuất ra thì đúng là nằm mơ!

Thiết Tâm Nguyên là một người rất cổ quái. Mẫu thân nấu thức ăn rất khó nhai nhưng hắn thà cau mày nhăn mặt cố nuốt xuống, chứ không hề muốn chia cho ai chút nào.

Cho dù hồ ly lấy thức ăn ngon trong hoàng cung mang về, hắn cũng không thèm quan tâm một mảy. Hắn đã sớm phát hiện ra Đồng Tử nhiều lần lén nhìn mình ăn bánh đậu xanh. Đôi khi thấy những miếng mình ngán tận cổ vất xuống đất, nó bèn nghiến răng nghiến lợi. Nếu như không biết quy củ ‘Cấm vào phạm vi cách tường thành mười bước, ai vào sẽ chết!’ hẳn là nó đã sớm chạy đến cướp lấy rồi.

Cho nên vào một ngày nọ, Thiết Tâm Nguyên dường như bất cẩn đánh rơi một quả hạch đào ra ngoài cửa, nó lăn lông lốc đến giữa đường. Con phố vốn không một bóng người đột nhiên xuất hiện một thằng nhóc nhanh như gió lốc nhặt quả hạch đào lên, lắc lắc nó tỏ vẻ đắc ý với Thiết Tâm Nguyên.

Sau đó, nó há mồm tọng hết vào. ‘Rốp’ một tiếng, đã cắn nát quả hạch đào, hương vị ngọt ngào khôn tả. Thiết Tâm Nguyên thấy thế bèn cười hăng hắc, báo hại Vương Nhu Hoa phải cố rướn cổ ra xem con trai mình đang làm gì.

Ăn xong quả hạch đào, Đồng Tử chợt sững sờ nhìn Thiết Tâm Nguyên đang ngồi trước cửa lựa chọn rất nhiều món ăn muôn màu muôn vẻ. Có rất nhiều thứ nó còn chưa từng thấy.

May mà bàn tay Thiết Tâm Nguyên rất nhỏ, luôn làm rớt thứ này thứ nọ. Không tránh khỏi có trường một vài món rơi ra rồi lăn quá xa, liền lọt ngay vào miệng Đồng Tử. Nếu lăn gần một chút, hồ ly sẽ lười biếng lê thân đến chén sạch.