Nguyên Thủy Chiến Ký

Chương 28: Cháu muốn học rèn đá




Lang Ca im lặng. 

Vốn dĩ Lang Ca nghĩ đến rất nhiều khả năng trả lời của Thiệu Huyền rồi lấy thân phận là trưởng bối và người từng trải trả lời và dạy dỗ anh, cũng như các thành viên mới gia nhập trước đây vậy. Thế nhưng Thiệu Huyền lại không trả lời theo hướng Lang Ca mong muốn, ông thật sự không hiểu tại sao Thiệu Huyền lại trả lời như thế. 

Có liên quan gì đến nhau không nhỉ? 

Thế nhưng Lang Ca cũng không nghĩ nhiều, mặt nghiêm chỉnh giảng đạo lý: “Là đá!” 

“Cháu cũng biết, rất lâu trước đây khi bộ lạc chúng ta đến đây định cư đã sống trong hang đá, chúng ta tiếp xúc với đá, nhìn thấy đá mỗi ngày, nó có thể giúp chúng ta che mưa che nắng, chặt cây đốn gỗ.” 

Khi nói sắc mặt của Lang Ca cũng giảm đi đôi chút, nắm chặt tay kích động, nói: “Đồng thời chúng ta cũng nhờ sử dụng đá mà lấy được da của những con mãnh thú! Dùng đá đánh vỡ não của chúng! Cho dù có gặp phải nguy hiểm thì đá vẫn luôn ở cạnh chúng ta cho đến phút cuối cùng!” 

Có thể che chờ, có thể bên cạnh mỗi lúc mỗi nơi, không bao giờ phản bội và rời bỏ chúng ta. Người của bộ lạc từ khi sinh ra đã tiếp xúc với đá, chơi với đống đồ dùng hằng ngày cũng là đá, vũ khí cũng bằng đá. Đối với những chiến sĩ thường hay đi săn bên ngoài thì đá chính là vật thân thuộc nhất, cũng không thể rời xa đá được. Chả trách Lang Ca lại nói như thế. 

Tất nhiên thì Thiệu Huyền cũng đồng ý xem đá là công cụ, dù sao thì đá cũng không có sự sống. 

“Bây giờ cháu đã biết thứ thân thuộc nhất với chúng ta là gì rồi chứ?” Ánh mắt Lang Ca nhìn Thiệu Huyền như muốn nói: Nhóc con thử trả lời sai xem xem? 

Thiệu Huyền nghiêm túc gật đầu nói: “Là đá!” 

“Ừm, đúng rồi đấy.” Lang Ca cười mãn nguyện rồi tiếp tục nói về chuyện của đội săn. 

“Đúng rồi Thiệu Huyền, cháu chỉ mới vừa thức tỉnh thế nên sẽ không được tham gia lần đi săn đầu tiên của năm nay, lần thứ hai chắc cũng chưa được tham gia đâu, còn có được tham gia lần đi săn thứ ba hay không thì còn phải xem thử bản lĩnh của cháu đã.” Lang Ca nói. 

Hả? Có chuyện như vậy sao? Thiệu Huyền thật sự không hiểu. 

Anh nghi hoặc, Lang Ca giải thích: “Cháu vừa thức tỉnh, vẫn chưa thành thạo cách sử dụng năng lực, phải được luyện tập qua một thời gian đã.” 

Lang Ca nói có vẻ rất suôn sẻ nhưng Thiệu Huyền cũng có thể đoán được phần nào từ lời nói của ông. 

Không cho những đứa trẻ vừa mới thức tỉnh như anh tham gia cũng vì muốn bảo vệ cho chúng, sau khi mùa đông kết thúc, mùa xuấn ấm áp đến gần cũng là lúc rất nhiều dã thú thức dậy kiếm ăn sau kỳ nghỉ đông dài, rắn độc cũng độc hơn, trong rừng nguy hiểm chập chùng, nếu như không có người luôn theo sát bảo vệ sẽ rất dễ bỏ mạng nơi rừng sâu. Người trong bộ lạc đương nhiên không muốn xảy ra tình trạng như thế. 

Nguyên nhân thứ hai, tất nhiên là vì những đứa trẻ này vẫn chưa đạt chuẩn, trong đội săn rất xem trọng sự phối hợp giữa các thành viên, bỗng nhiên xuất hiện một tên vô dụng sẽ rất dễ gây ra phiền phức cho cả đội. 

“Cháu hiểu.” Sau khi Thiệu Huyền nghĩ thông mọi việc thì cũng không thấy thất vọng cho lắm, hơn nữa, anh cũng muốn tạo cho mình một nền tảng tốt, luyện tập nhiều một chút cũng không phải chuyện xấu. 

Cứ nghĩ rằng Thiệu Huyền sẽ buồn bã không chấp nhận như những đứa trẻ khác, không ngờ Thiệu Huyền có thể hiểu được, Lang Ca cũng cảm thấy nhẹ nhõm. Ông kéo Thiệu Huyền đến đây ngoài mục đích làm quen với mọi người cũng là để nói chuyện này với anh. Trước đây có rất nhiều đứa trẻ cứ nằng nặc xin đi săn cùng, kết quả biết được hai lần săn đầu tiên không được đi thì khóc la om sòm lên cả, thông thường gặp phải tình huống này chỉ cần có người nhà đến đánh cho vài cái là xong. Thiệu Huyền lại là trẻ con trong hang, không có ba mẹ, tuổi lại còn nhỏ, còn ốm yếu hơn những đứa trẻ khác, Lang Ca sợ sẽ đánh nó bị thương mất. 

“Tốt, cháu hiểu được là chú yên tâm rồi, đúng rồi chỗ ta còn vài phôi đá tốt, con lấy thử xem có thể dùng được không rồi tự rèn lấy hay tìm Thầy Luyện Đá mà rèn.” 

Lang Ca lấy trong túi ra mấy viên đá to nhỏ khác nhau, cũng là phôi đá mà ông đã nói. 

Nguyên liệu chế tạo vũ khí cũng được xử lý ra từ phôi đá, người trong bộ lạc gọi đó là phôi đá. 

Sau khi cho phôi đá thì Lang Ca chia sẻ với Thiệu Huyền những kinh nghiệm luyện tập của mình, những người khác cũng chia sẻ không giấu diếm gì cả. 

Thiệu Huyền ghi nhớ trong lòng những gì mọi người chỉ bảo, chân thành cảm ơn mọi người. 

“Trước đây khi cha cháu còn sống đã giúp đỡ ta rất nhiều.” Lang Ca nói. Người trong đội săn là thế, có thể giúp gì được cho nhau thì giúp. Tuy là không giúp được gì nhiều cũng khiến Thiệu Huyền thảnh thơi hơn chút ít. 

Ăn xong thịt nướng Thiệu Huyền cũng cáo từ rời đi, anh còn có việc phải làm, Lang Ca và những người khác cũng đang bàn tán về chuyến đi săn năm ngày tới. 

Thiệu Huyền vừa bước khỏi nhà Lang Ca không bao lâu đã có người gọi lại. 

“Cậu là Huyền sao?” 

Thiệu Huyền nhìn sang hướng phát ra âm thanh, nhìn thấy một đứa trẻ lớn hơn anh một chút, trông có vẻ bằng tuổi Trại, nhưng thân thể cường tráng hơn, chất lượng da thú mặc trên người cũng rất tốt, trông có vẻ không phải trẻ con của khu dưới chân núi mà có thể sống ở lưng núi hoặc cao hơn. Thiệu Huyền cũng có chút ấn tượng với người này, thức tỉnh cùng lúc với anh nhưng không biết nó tên gì. 

Lúc này đứa trẻ ngước cằm kiêu ngạo nhìn Thiệu Huyền dò xét. 

Đứng trên cao còn ngước cổ, không mỏi mắt à? Thiệu Huyền nhìn đối phương một cái rồi hỏi: “Cậu là ai?” 

Vốn dĩ cứ nghĩ đối phương sẽ trả lời những câu đại loại như “Tôi là ai không quan trọng”, Thiệu Huyền lại nghe đối phương nói: “Tôi tên là Phi, năm ngày sau tôi sẽ được đi săn cùng đội săn tham gia đợt đi săn đầu tiên trong năm. Chắc cậu còn phải đợi lâu lắm nhỉ?” 

Nói xong còn cố ý “hi hi” vào mặt Thiệu Huyền mấy cái, sau đó bật người nhảy qua đầu Thiệu Huyền, khi chạm đất lại nhảy lên một lần nữa, nhảy vài bước là đến trước nhà Lang Ca, chắc là tìm Lang Ca có việc. 

Đứa trẻ đó còn cố ý “hứ” Thiệu Huyền một cái, vẻ tự đắc hiện rõ trên mặt. Đứa trẻ vừa rồi cũng được xem là xuất sắc so với những đứa cùng trang lứa, cha của nó hay khen nó chạy nhanh, nhảy cao, nhảy xa. 

Thiệu Huyền vuốt vuốt cằm, tiếng động lúc chạm đất của thằng nhóc này lớn như thế, đi săn chung với đội săn sẽ không xảy ra chuyện gì chứ? 

Nhưng mà đứa trẻ vừa thức tỉnh như thế lại được đi săn chung lần đầu tiên cho thấy nó có người dẫn dắt, mà người này trong đội còn có địa vị rất cao đến cả Lang Ca cũng không có quyền quyết định. 

Có người dẫn dắt là ngang tàn. 

Thế nhưng Thiệu Huyền cũng không bi đả kích, tâm trạng cũng không vì thế mà buồn bã, dù sao anh cũng không phải là trẻ con thật sự, biết tiến biết lùi, không vội vàng muốn lập công, nếu là đứa trẻ khác sẽ bị chuyện này làm ảnh hưởng nhưng anh thì không để trong lòng làm gì. 

Thiệu Huyền dắt Caeser đi câu mấy con cá, qua một mùa đông rồi mà chúng vẫn ngốc như thế, cứ cắn mồi là không chịu nhả ra. Trông thì dữ dằn, tiếc là không được thông minh. 

Lúc nãy nghe Lang Ca bàn chuyện về đội săn, Thiệu Huyền cũng biết, có rất nhiều dã thú cũng giống như lũ cá vậy, nhìn thì hung dữ, có hàm răng sắc nhọn thế nhưng chỉ cần biết được điểm yếu thì rất dễ bắt được. Nhưng có một số loài thú nhìn thì rất dễ thương, không có răng nhọn lại ăn cỏ, nhưng bất cẩn là đưa bạn về tây thiên ngay, lực tấn công không kém gì động vật ăn thịt. 

Dù sao cũng là một thế giới mình không biết gì, vẫn nên chuẩn bị cho tốt thì hơn, Thiệu Huyền nghĩ. 

Mang theo cá, cầm theo mấy mảnh da thú cũ, Thiệu Huyền nhờ người may lại giúp mình chiếc túi da, trả cho người ta một con cá xem như tiền công. Sau đó thì cầm theo ba con cá đi tìm Khắc. Bây giờ mạnh hơn trước rồi, không cần Caeser giúp nữa, một mình anh xách bốn con cá cũng không thấy mệt. 

Lúc Thiệu Huyền đến thì thấy có vài người cầm theo những công cụ đã dược rèn xong như dao, đầu giáo,… bước ra từ nhà Khắc. 

Mấy người này đến đây để dổi vũ khí, dù sao cũng sắp vào đợt săn bắt rồi, họ phải chuẩn bị dụng cụ, mà Khắc cũng được xem như Thầy Luyện Đá giỏi dưới chân núi, đương nhiên sẽ có nhiều người kéo đến. Nhưng mà, nếu như tính tình của Khắc dễ chịu hơn thì người đến đổi vũ khí đã nhiều hơn rồi, mỗi năm Khắc đều đuổi đi vài người đến đổi vũ khí. 

Có người nói Khắc nói chuyện quá thẳng thắng, không nể mặt người khác, không biết uyển chuyển. Thiệu Huyền lại không thấy thế, có nhiều việc Khắc thật sự không hiểu sao? Tính tình Khắc rất thẳng thắn sao? Chưa chắc. 

Thiệu Huyền vén rèm bước vào nhà. 

Khắc đang rèn vũ khí, mớ vũ khí rèn xong mùa đông trước đó, đều đã đổi đi gần hết, trong nhà chất nào là phôi đá và thức ăn, đây là “tiền công” mà ông vẫn chưa kịp dọn dẹp. 

Đặt cá vào đống thức ăn, Thiệu Huyền đến trước mặt Khắc. 

“Chú Khắc, con muốn học rèn đá.” 

Lần trước đến đây đòi học, Khắc không đồng ý, nói sau khi thức tỉnh rồi tính. 

Bây giờ Thiệu Huyền thức tỉnh rồi, thêm vào phương pháp mấy người Lang Ca chỉ thì cần không ít công cụ đá, Thiệu Huyền không có nhiều thức ăn để đổi lấy nhiều công cụ luyện tập đến thế nên định bụng sẽ tự rèn. 

Khắc dừng hành động trong tay, nhìn Thiệu Huyền từ dưới lên trên rồi dừng lại ở mắt anh. 

Thiệu Huyền cũng không né tránh. 

Mấy giấy sau, Khắc đưa cho anh một cái búa đá rồi chỉ qua một chỗ không xa, bên đó có một phôi đá, trên phôi đá đã vẽ mấy đường, đều là đường cong chứ không thẳng. 

“Đục theo đường đã vẽ.” Khắc nói. 

Người mới Thiệu Huyền cầm cái búa đá nhìn Khắc rồi chuyển sang nhìn phôi đá đặt bên kia rồi nhấc búa lên bắt đầu đục. 

Lần đầu tiên quá cẩn thận nên đã đục phải kế bên đường viền, chỉ lấy được một mảnh nhỏ trong phôi đá, dùng lực quá ít. 

Làm lại lần nữa. 

Lần thứ hai thì quá mạnh, đục ra một khối đá chứ không phải mảnh đá còn phạm quá đường viền nữa. 

Nhìn thấy Khắc chau mày Thiệu Huyền liền biết ông không vừa ý hai hành động vừa rồi của anh, nhưng không nói ra, Thiệu Huyền vẫn tiếp tục đục, to gan mà đục chứ không vì hai nhát đục lúc nãy sợ hãi nhát tay. 

Đục ra một miếng đá đúng như kích cỡ từ phôi đá không đơn giản như khi bạn đứng nhìn, thợ rèn đá phải dựa vào những chất liệu đá khác nhau, diện tích dài ngắn tiếp xúc giữa búa với đá, góc đục, tốc độ,… mà quyết định đục thẳng vào? Hay từ góc cong? Chất liệu của búa đá và phôi đá thế nào? Dùng lực lớn nhỏ ra sao và rất nhiều những nguyên nhân khác. 

Những việc này Khắc đều nói với Thiệu Huyền trước đó, mà mỗi lần Thiệu Huyền đến đây đều nhìn thấy quá trình Khắc gia công phôi đá, thế nhưng tự tay làm mới cảm thấy cực kỳ khó! 

Sự khác nhau đúng thật là quá xa. 

Lại lần nữa!! 

Thiệu Huyền cứ đục từng nhát từng nhát, Khắc yên lặng ngồi bên cạnh xem. 

Caeser ngồi kế bên nhìn Thiệu Huyền, lại xem vẻ mặt trầm lặng như kỳ lạ của Khắc, động đậy cái chân, lùi, lùi nữa… lùi đến góc bên trong nằm đó với bọn cá đã được đặt xuống trước đó.