Quốc Sắc Sinh Kiêu

Chương 1429: Lôi tướng




Từ Châu bị chiếm đóng, kinh thành đang ở vào thế ngàn cân treo sợi tóc. Chốn kinh thành vốn phồn hoa tấp nập này lại biến thành nơi khiến lòng người bàng hoàng, lo lắng.

Mọi người không còn tin tưởng Lôi Cô Hành có thể giữ được Cù Châu. Nếu Lôi Cô Hành có thể mất Giang Hoài, vứt bỏ Cù Châu thì đương nhiên có thể đánh mất Cù Châu. Nếu Thiên Môn đạo nắm được Cù Châu, bọn chúng có thể trực tiếp bức Kinh Sư.

Tuy phía Tây có núi Cường, phía Đông có núi Bình Sơn, có thể lợi dụng địa thế hiểm yếu. Tuy nhiên, phía Nam không có núi ngăn trở, chỉ có một đoạn Tần Thủy miễn cưỡng có thể coi là lá chắn.

Tần Thủy phía Nam là Cù Châu, phía Bắc là Kinh Sư. Kinh thành cách Tần Thủy chưa đến 30 dặm. Nếu Thiên Môn đạo nắm được Cù Châu, vượt qua Tần Thủy là một vùng đất bằng phẳng, không có bất cứ mối nguy hiểm nào.

Những người từ Từ Châu tháo chạy đến kinh thành nghe tới Thiên Môn Đạo, sắc mặt ai nấy đều trắng bệch, toàn thân run lẩy bẩy. Dân chạy nạn từ phía Nam càng ngày càng đông, không chỉ có dân Từ Châu chạy nạn, mà ngay cả dân chúng ở Cù Châu cũng nháo nhào chạy về hướng kinh thành. Trên Tần Thủy có hai cây cầu lớn, một cây là cầu Tần Môn có lịch sử mấy trăm năm, một cây là cầu Vĩnh Phong được xây dựng từ thời tiền triều.

Cầu Tần Môn được xây dựng từ rất sớm, là cây cầu được xây dựng sớm nhất trên Tần Thủy. Tuổi càng lớn, các đời đều tiến hành tu bổ, vì thế mà tên của cây cầu cũng được thay đổi theo danh xưng các triều đại. Đợi đến khi nhà Tần lập quốc, cây cầu được hoàng đế ban tặng tên Tần Môn. Ý nghĩa tại tên, cây cầu là bảo hộ phía nam của nước Tần.

Còn về cầu Vĩnh Phong, tuy đây chỉ là cây cầu do tiền triều xây dựng, thời gian không phải quá lâu nhưng lại hao tổn rất nhiều sức lực. Nghe nói, lúc trước, vì để xây dựng cây cầu này, người ta đã phải bỏ ra một lượng lớn nhân lực, vật lực. Chỉ riêng dân phu đã hơn nghìn người. Người thiết kế cầu là đội ngũ những người có tay nghề bậc nhất thời bấy giờ. Hai cây cầu bắc ngang Tần Thủy giống như huyết mạch nối giữa phía Nam và kinh thành. Mỗi ngày, người người qua lại liên tiếp không ngừng. Chỉ tính phí qua cầu thu hàng năm cũng đã là một số tiền cực lớn.

Từ Châu bị vây hãm. Sau khi quan binh lui về canh giữ Cù Châu, hai cây cầu này ngày đêm chật ních người qua lại. Vô số người ngựa chen chúc lên cầu để chạy về kinh thành.

Dân chạy nạn qua cầu đâu chỉ có mấy vạn người. Người ngựa đông đúc như nêm. Dĩ nhiên kinh thành nào dám mở cửa thành để dân chạy nạn vào thành. Dân chạy nạn chỉ có thể ở ngoài thành. Binh lính canh giữ kinh thành từ trên cao nhìn xuống, thậm chí còn có thể nhìn thấy vô số lều vải dân chạy nạn lập nên ở ngoài chân thành. Hình ảnh này trông như đàn kiến nhỏ đang chen chúc vá trời dựng đất.

Dân chạy nạn chen chúc nhau chạy tới. Vì thế những người trong kinh thành cũng nhận ra tình thế đang rất khẩn trương. Toàn bộ kinh thành Lạc An, từ trong đến ngoài đều đang trong trạng thái vô cùng khủng hoảng.

Thái tử giám quốc hạ lệnh cho những đồn vệ quân đóng hai bên Đông, Tây chuẩn bị ứng biến với những biến cố sắp tới. Cảnh vệ ở kinh thành ngày đêm không nghỉ, duy trì sự trật tự của kinh thành.

Tình thế vô cùng khẩn cấp. Thái tử nhận được bản tấu của Lôi Cô Hành. Phòng tuyến Cù Châu đã được tu bổ lại. Mấy trận giao chiến đã qua, Lôi Cô Hành luôn làm gương cho binh sĩ đánh lui vô số đợt tiến công của Thiên Môn đạo. Dường như Thiên Môn đạo cũng biết Lôi Cô Hành bị dồn đến đường cùng và quan binh triều đình đều không dễ đối phó, vì thế, bọn chúng không tiếp tục tấn công mà tui về cố thủ Từ Châu, tạm nghỉ ngơi chờ hồi phục.

Thái tử nhận thấy tình hình chiến sự ở tiền tuyến đã tương đối ổn định, lập tức phái người bí mật tới tiền tuyến triệu kiến Lôi Cô Hành về kinh thành bàn bạc kế sách. Vào thời điểm này, chiến sự ở tiền tuyến khẩn cấp, Lôi Cô Hành ở vị trí chủ tướng, theo lẽ thường không được phép dời khỏi tiền tuyến. Nhưng thái tử cũng biết, quan quân Cù Châu bị hạ gục, vấn đề này người trong thiên hạ không đoán trước được, chỉ sợ Lôi Cô Hành cũng không tưởng tượng ra.

Đến nay, Lôi Cô Hành chỉ miễn cưỡng cố thủ ở Cù Châu. Nhưng khí thế chiến sĩ Thiên Môn đạo hưng thịnh, quan trọng hơn là sau khi nắm được Từ Châu, trong tay bọn chúng đã nắm giữ hai đạo một châu. Không những thế, bọn chúng còn trắng trợn mê hoặc dân chúng, mở rộng nhân lực. Lôi Cô Hành là danh tướng thiên hạ, đối mặt với Thiên Môn đạo ngày càng lớn mạnh cũng chưa chắc thể bảo vệ được Cù Châu.

Thái tử nhất định muốn bí mật triệu kiến Lôi Cô Hành. Theo thái tử, cho dù như thế nào đi chăng nữa, hắn cũng muốn bố trí thật tốt cho chiến sự sắp tới. Đi theo ai, đi thế nào phải có một đối sách rõ ràng, tuyệt đối không thể để Lôi Cô Hành liều mạng chém giết ở tiền tuyến còn mình lại tránh phía sau, giao an nguy của kinh thành cho Lôi Cô Hành.

Lôi Cô Hành vào kinh thành rất bí mật. Ông ta hóa trang để vào thành. Đêm khuya cẩn thận tiến vào phủ Thái tử. Lúc đó, thái tử đã ở sẵn trong phủ chờ ông ta.

Sau khi phái người bí mất triệu hồi Lôi Cô Hành, thái tử ngày đêm không ngủ, ở kinh thành lo lắng chờ đợi.

Lôi Cô Hành được thống lĩnh Triệu Quyền bảo vệ phủ thái tử dẫn đường. Lúc gặp thái tử, trong sảnh không còn ai khác. Lưu Ly phu nhân không ở bên cạnh, thái tử ngồi trên xe lăn, nhắm mắt trầm tư.

Nghe thấy tiếng bước chân, hắn mở to mắt đã thấy Lôi Cô Hành đã xuất hiện ở cửa. Không đợi bẩm báo, hắn đã nói:

- Mau vào!

Lôi Cô Hành đã gần 60 tuổi, thân hình cao lớn, càng lớn tuổi càng dẻo dai. Xương cốt của ông ta lớn hơn người thường rất nhiều. Dáng người Triệu Quyền cũng không thấp nhưng đứng bên cạnh Lôi Cô Hành, Lôi Cô Hành vẫn cao hơn Triệu Quyền hai cái đầu. Râu như kim châm, làn da ngăm đen, hai đồng tử mắt thật lớn. Ông ta bước lên trước, quỳ rạp xuống đất, chắp tay nói:

- Thần Lôi Cô Hành bái kiến thái tử điện hạ!

- Mau đứng lên!

Trong mắt thái tử hiện ra vẻ vui thích:

- Lão tướng quân vất vả rồi. Bổn cung không thể đỡ ông dậy. Mau tới đây! Triệu Quyền, lão tướng quân thúc ngựa tới đây, nhất định rất vội, mau đem rượu và đồ ăn ra đây!

Đợi đến khi Lôi Cô Hành ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh, hắn mới hỏi:

- Lão tướng quân đi đường có khổ cực không?

- Điện hạ cho truyền, lạo thần thúc ngựa ngày đêm không dám trì hoãn. Đi hai ngày đường, cuối cùng đã về tới kinh thành.

Lôi Cô Hành ngồi thẳng người. Thái tử nhìn thấy mảnh vải trên tay ông ta, ngạc nhiên nói:

- Lão tướng quân, tay của ông...

- Không có gì nghiêm trọng!

Lôi Cô Hành đáp:

- Chỉ bị mấy vết thương nhẹ. Mấy ngày nữa sẽ ổn thôi ạ.

Thái tử nghe vậy đã biết rõ, tình hình chiến sự đang gặp khó khăn. Lôi Cô Hành là chủ soái ba quân, vậy mà ngay cả ông ta cũng bị thương.

Do đó, có thể thấy sự kịch liệt đang diễn ra ở tiền tuyến.

Thấy thần sắc nghiêm nghị của Lôi Cô Hành, thái tử nhẹ giọng hỏi:

- Lão tướng quân, ông đang lo lắng cho chiến sự sao?

Lôi Cô Hành cười khổ, thở dài đáp lại:

- Còn nhớ năm đó, thần đi theo thánh thượng đánh Đông dẹp Tây, lập ra đế quốc đại Tần chúng ta. Đại Tần uy chấn bốn phương, nhộn nhịp thịnh vượng, làm say lòng người.

Ông ta lắc đầu, chán nản nói:

- Đây chỉ là quang cảnh trong vài năm ngắn ngủi. Vậy mà thiên hạ đã trở nên loạn lạc đến mức không ai có thể ngăn cản nổi. Loạn Đông Nam không cần nói. Trên đường lão thần từ Cù Châu trở về đây, dân chạy nạn đông đúc như ong vỡ tổ, điều này càng tạo thêm cơ hội cho những cuộc loạn lạc khác...

Ông ta nắm hai nắm đấm thật chặt:

- Lão thần hận không thể bình định đạo tặc trong thiên hạ, trả lại cho Đại Tần chúng ta non sông tráng lệ, đem lại cho bá tánh một cuộc sống an bình. Chỉ tiếc lão thần vô năng, bại trong tay Giang Hoài, đánh mất Từ Châu, đẩy kinh thành vào tình thế nguy hiểm. Lão thần...

Dĩ nhiên việc để mất Từ Châu đã làm cho vị lão tướng nửa đời chinh chiến sa trường cảm thấy vô cùng hối hận. Hai mắt ông đã phiếm hồng.

Nếu ở trước mắt người khác, Lôi Cô Hành sẽ không thể hiện ra thứ cảm xúc như vậy. Nhưng ở trước mặt thái tử, đây là lúc duy nhất ông ta có thể biểu lộ chân tình của bản thân một cách chân thật nhất.

Thái tử cười nói:

- Tốt ở điểm muốn trả lại non sông tráng lệ cho Đại Tần chúng ta. Lão tướng quân, lời này của ông rất hợp ý bổn cung. Bổn công tử cũng muốn cùng lão tướng quân cùng tiến cùng lùi, tiêu diệt thổ phỉ, chấn hưng Đại Tần.

- Điện hạ, hiện nay, giặc lộng hành ngang ngược. Riêng Thiên Môn đạo Đông Nam đã có khoảng chục vạn người. Hiện nay, kinh thành cũng đang ở trong thế nguy.

Lôi Cô Hành ngưng trọng bẩm báo:

- Muốn chấn hưng Đại Tần sẽ phải trải qua một con đường dài. Hiện nay, việc đầu tiên là phải ngăn cản bước tiến công của Thiên Môn đạo, bình định Đông Nam, ổn định thiên hạ.

- Lão tướng quân, bổn cung bí mật triệu ông về vì muốn cùng ông bàn bạc tình hình chiến sự hiện nay.

Thái tử duy trì thần sắc nghiêm túc:

- Tuy Thiên Môn đạo là một đám ô hợp nhưng người đông thế mạnh. Hơn nữa, bọn chúng như chó điên, chúng ta không dễ dàng đối phó. Bọn chúng đã nắm được Từ Châu, cẩn tắc vô áy náy. Tiếp theo, chắc chắn bọn chúng sẽ dốc toàn lực tiến đánh Cù Châu. Nếu Cù Châu thất thủ, kinh thành sẽ gặp nguy hiểm. Lão tướng quân, ông có đối sách gì không?

- Điện hạ, tình hình chiến sự tiền tuyến người đã báo cáo với thánh thượng rồi phải không?

- Bổn cung đã phái người trước về Hà Tây, bẩm báo việc này với phụ hoàng.

Thái tử nói:

- Chỉ có điều, Hà Tây núi cao đường xa. Cho dù tin tức đưa đến nơi, phụ hoàng lập tức đến nơi cũng không thể lập tức trở về. Chiến sự nguy cấp, bổn cung rất lo lắng.

Lôi Cô Hành suy nghĩ một lúc lâu mới đáp lại:

- Điện hạ! Lão thần có mấy lời, xin được phép nói thật.

- Bổn cung mời lão tướng quân về đây cũng chỉ vì muốn nghe nói thật, cùng lão tướng quân bàn bạc đối sách.

Thái tử vội nói:

- Lão tướng quân có lời gì cứ nói, đừng ngại. Bổn cung xin lắng nghe!

- Điện hạ, vùng đất phía Đông Nam, nếu không có gì thay đổi, trước mặt căn bản không thể thu hồi.

Lôi Cô Hành hơi trầm ngâm, sau đó mới nói:

- Trước mắt, cái gọi là thu hồi vùng đất đã bị mất là việc không tưởng. Không chỉ vì Thiên Môn đạo hùng mạnh mà còn vì lòng dân phía Đông Nam đã không còn hướng về triều đình, hướng về Đại Tần.

- Hả?

Thái tử khẽ giật mình.

Lôi Cô Hành cười khổ đáp:

- Có lẽ điện hạ không biết, lần này lão thần thất bại ở Đông Nam, chỉ nói riêng về chiến sự, đó là do có quá nhiều quân phản loạn, vượt xa dự liệu của lão thần. Không chỉ thuộc cấp của lão thân, quan viên các vùng và quân địa phương đào ngũ không ít... Những người này tìm đến Thiên Môn đạo, không chỉ ảnh hưởng lớn đến sĩ khí quân ta mà còn trực tiếp làm sụp đổ hoàn toàn mọi bố trí của lão thần.

Thái tử thở dài:

- Không thể trách lão tướng quân. Chỉ trách con quái vật Thiên Môn đạo tà ma mê hoặc lòng người, ý chí của những kẻ phản loạn kia không vững... Lão tướng quân, thật ra bổn cung không nghĩ có thể thu hồi Đông Nam ngay lập tức. Hiện nay, bổn cung chỉ muốn giữ được kinh thành, tuyệt đối không để Thiên Môn đạo chiếm được kinh thành.

Hai hàng lông mày của hắn nhíu chặt, nghiêm nghị nói:

- Lão tướng quân cần hiểu rõ, một khi kinh thành bị vây hãm, chuyện gì sẽ xảy ra với Đại Tần chúng ta.

Lôi Cô Hành nắm chặt hai tay:

- Điện hạ yên tâm! Một khi lão thần còn sống, nhất định lão thần sẽ không để cho một người Thiên Môn đạo nào vượt qua được Cù Châu.

Đương nhiên hai người đều hiểu rõ, loạn lạc ngũ thái thú tiền triều đã khiến cho kinh thành Đại Hoa bị vây hãm.

Thời điểm kinh thành bị vây hãm, mọi người đều biết, Đại Hoa đã bị diệt vong. Phần đông quan lại các địa phương đều vô cùng ngang ngược. Vào thời khắc, kinh thành Đại Hoa bị vây hãm, bọn họ đã vứt bỏ mọi sự ngại ngùng, giương cờ khởi nghĩa. Các loại cờ hiệu xuất hiện, thiên hạ bị chia năm xẻ bảy, rơi vào thời điểm đấu tranh loạn lạc.

Kinh thành Lạc An hôm nay, thủ đô của Đại Tần gặp phải uy hiếp của Thiên Môn đạo, đứng trước nguy cơ bị vây hãm. Đến nay, thiên hạ bị đạo tặc hoành hành. Tuy nhiên, dưới mệnh lệnh của triều đình, các quan viên địa phương bốn phía là thổ phỉ... Một khi kinh đô bị vây hãm, ai dám cam đoan những quan binh phản loạn kia sẽ không mau chóng trở thành thổ phỉ phản bội.