Quyền Thần

Chương 636: Thuyền hoa trên hồ Khổng Tước




Gió đêm dìu dịu, cây liễu lả lướt, trên hồ Khổng Tước rộng lớn, thuyền qua lại như thoi đưa. Dĩ nhiên, các đèn hoa cũng tựa như vì sao vây quanh mặt trăng. Vô số đèn hoa chiếu sáng một khoảng trời đêm rộng lớn trên hồ Khổng Tước, bồng bềnh sáng bên mặt hồ.

Tuy là ban đêm, nhưng nơi này vẫn sáng như ban ngày. Có thể nhìn thấy rất rõ thuyền hoa trôi nhẹ trên mặt hồ.

Bốn phía xung quanh, người bán hàng như mây. Quầy bán hoa, tranh chữ, đồ cổ, đồ sứ, trang sức, ăn vặt… đều có. Nơi này cũng không quy định quý nhân mới được ghé đến, ba bảy loại người, đều có thể đến hồ ngoạn cảnh, ngắm nhìn hàng trăm chiếc thuyền hoa đang bồng bềnh trôi trên hồ Khổng Tước.

Số thuyền hoa trên hồ Khổng Tước quen thuộc với mọi người cũng không phải nhiều. Trên hồ Khổng Tước, trên thực tế chỉ là có 8 chiếc thuyền hoa, giống như 8 cửa hàng, thuộc sở hữu của bát đại thương gia.

Mỗi một chiếc thuyền hoa, hằng năm đều nạp thuế cho quan phủ, không thể phủ nhận, số bạc bọn họ kiếm mỗi ngày cũng phải dùng cả đấu vàng để miêu tả.

8 chiếc thuyền hoa, cũng không phải ai cũng được lên. Mọi người đều biết chỉ có hai loại người được đặt chân lên những chiếc thuyền này.

Thứ nhất là người giàu vung tiền qua cửa sổ. Bất kể là quan viên hay là hào phú đều có thể lên thuyền.

Thông thường mà nói, mỗi chiếc thuyền hoa mỗi đêm thắp đèn sáng rực du ngoạn khắp hồ, người đi lên cũng vô cùng hạn chế. Trừ những quan to quý thương đặt trước tiền, các vị trí còn lại được để dành cho các văn nhân tài tử.

Văn nhân tài tử, đó là đối tượng thứ hai được phép lên thuyền hoa.

Khác với các quan to quý nhân chi tiền lên thuyền hoa để tìm thú vui, các văn nhân tài tử lên thuyền không mất một xu nào. Sau khi lên thuyền cũng chẳng cần tiêu một đồng nào cả, hơn nữa, thuyền hoa trước đó đã phát thiệp mời, sắp xếp sẵn ngày cho danh sĩ văn nhân. Thậm chí còn đua nhau mời cho bằng được những người có tiếng tăm.

Văn nhân đảm bảo tên tuổi cho thuyền hoa, mà các quý nhân có tiền lại đem đến cho thuyền hoa của cải.

Văn nhân lên thuyền, thứ nhất là nơi dụng võ, thứ hai là nơi này có thể gặp những tài năng khiến người đời kinh ngạc, nguyên nhân thứ ba, chủ yếu, tuy rằng không nói rõ, nhưng nhóm các văn nhân muốn nhân cơ hội này để giao đãi kết bạn với những kẻ giàu có, các quan to quý nhân, mở rộng quan hệ của mình trên quan trường.

Quan to quý nhân lên thuyền, dĩ nhiên là để nghe nhạc tiêu khiển, còn có nguyên nhân khác, là cũng muốn dựa chút danh khí của văn nhân tài tử, cũng tỏ ra là người am tường thi phú. Đặc biệt, có cơ hội được gặp những danh sĩ lẫy lừng tên tuổi, như Đường Thục Hồ, đàm đạo vài câu với nhân vật số 1 này cũng đủ để nở mày nở mặt.

Chính vì đối tượng hạn hẹp, nên lượng khách lên thuyền hoa cũng rất hạn hẹp. Hơn nữa, hình thức này không phải là một mẹo kinh doanh kiếm tiền, ngươc lại, còn đuổi không ít quan to quý nhân thậm chí cả các văn nhân thường thường bậc trung. Nên được lên thuyền hoa trên hồ Khổng Tước thật sự là một vinh hạnh. Mỗi khi thắp đèn, thuyền hoa bắt đầu lướt trên mặt hộ, trăng thanh gió mát, hồ nước trong suốt, từ trong thuyền hoa truyền ra tiếng ca trong vắt như chim yến, mơ hồ thoáng hiện những điệu múa tuyệt kỹ, đó là điều thu hút du khách bốn phương đến hồ Khổng Tước.

Ai cũng biết, thuyền hoa đẹp nhất là nơi có vũ cơ đẹp nhất, có rượu ngon nhất, cũng là có tri kỷ đối ẩm tâm đầu ý nhất hợp. Nên mới có câu truyền rằng: "Một đêm trên hồ Khổng Tước, tửu sắc tài vận cũng không bằng…" để nói đến cái ý nghĩa đặc thù giá trị đặc thù của thuyền hoa.

Thuyền hoa trên hồ Khổng Tước đều trang trí cực kỳ xa hoa, cây cổ hương cổ, tựa như một cái lầu các tinh xảo trên hồ. Thậm chí còn có vài tòa tiểu đình phía trên, có thể nói là khéo léo tuyệt vời. Đèn lồng treo khắp nơi trên thuyền hoa cũng là một loại kỹ xảo. Không tùy tiện hỗn độn, mà càng tăng thêm vẻ hoa mỹ cho thuyền hoa. Vô số ánh sáng tỏa ra từ đèn lồng, chiếu lấp lánh trên mặt nước, như phủ một màn lụa mỏng cho hồ, tạo nên một thứ ánh sáng lung linh huyền ảo mê hoặc lòng người.

8 chiếc thuyền hoa trên hồ Khổng Tước, có 7 chiếc xây thành 3 tầng lầu các. Kiểu dáng khác nhau, với đủ màu sắc.

Trên hồ Khổng Tước, ngoài thuyền hoa khiến cho người ta phải say mê chiêm ngưỡng, còn có những chiếc thuyền nhỏ. Trên thuyền có các mỹ nữ mặc váy ngắn màu lục, có nhiệm vụ đưa đón khách nhân lên thuyền.

Khách nhân lên thuyền đến từ nhiều nơi khác nhau. Nhóm thuyền nữ đều thay nhau đưa đón. Các nàng cũng là những cô nương yểu điệu trải qua sự lựa chọn khắt khe, đầu đội nón tre, mặt che lụa trắng mỏng, cũng là một vẻ đẹp đặc thù của hồ Khổng Tước.

Hàn Mạc ngồi trên xe ngựa, đi ven hồ Khổng Tước, từ khe hở bức mành, nhìn tiểu thương và du khách hai ven đường. So sánh với bờ sông Lưu Tinh của nước Yến, thì ở đây náo nhiệt hơn nhiều. Hơn nữa du khách trên đường phần lớn là các văn nhân tài tử, cách ăn vận so với cách ăn mặc của các con cháu quan lại ở bờ sông Lưu Tinh có phong cách hơn hẳn. nhiều.

Tới gần một gốc cây liễu, xe ngựa rốt cục dừng lại. Tiểu nhị đánh xe nhảy xuống, vén mành xe lên, cung kính nói:

-Hàn tướng quân, tới rồi!

Hàn Mạc xuống xe, chỉnh đốn trang phục, lúc này nhìn mới nhìn ngọn đèn dầu sáng rực trên hồ, nhìn thuyền hoa trôi nổi trên mặt nước, giống như một bầu trời đêm lấp lánh muôn vì sao.

Không phải là mùa hè, nhưng trên hồ Khổng Tước vẫn có những đóa sen tô điểm, ánh trăng hòa lẫn ánh đèn, tạo nên một bức tranh hoàn mỹ khiến lòng người xao động. Gió mát rười rượi thổi từ mặt hồ vào, mang theo mùi thơm của lá sen thấm vào ruột gan.

Hàn Mạc gọi một Ngự Lâm Quân mặc thường phục đi theo hầu, thấp giọng bảo:

- Các ngươi có thể dạo chơi một chút, cẩn thật là được.

Rồi lấy từ trong ngực ra hai thỏi bạc, đưa cho Ngự Lâm Quân kia:

- Chia cho các huynh đệ khác, vui vẻ chút đi, nhưng đừng phân tán.

Ngự Lâm Quân kia sợ run, tướng quân đại nhân quả là hào phóng, nhận lấy bạc, cảm kích nói:

- Thuộc hạ ở ngay bên cạnh!

Hàn Mạc gật đầu, khoát tay, Ngự Lâm Quân kia dẫn mấy người tản ra.

Tiểu nhị đánh xe thuần thục tháo một chiếc đèn lồng treo trên cây liễu xuống, giơ cao lên, đung đưa mấy cái, sau đó giải thích với Hàn Mạc:

-Tháo đèn lồng trên cây xuống, sau đó, lắc ba cái, các nhóm thuyền nữ sẽ cử người chèo thuyền lại đón.

Hàn Mạc gật đầu cười nói:

-Trò này thú vị quá, nhưng, không sợ có kẻ đùa trêu sao?

-Lúc trước cũng có!

Người nọ nói.

- Chỉ có điều, sau quản phủ quản nghiêm. Nếu bắt được không có thiệp mời mà tự tiện tháo đèn, sẽ bị tống vào ngục. Trước đây cũng bắt không ít người, nên hiện giờ không ai dám đùa nữa.

Nói chuyện một lúc, Hàn Mạc thấy cách đó không xa, liền có hai gã nha sai đeo bội đao đi đến, nhưng dừng lại, đứng xa xa mà nhìn. Bạn đang đọc truyện được copy tại TruyệnFULL.vn

Chỉ trong giây lát, có một chiếc thuyền nhỏ lướt đến, một thuyền nữ cầm mái chèo, tư thế cực kỳ đẹp, hiển nhiên là đã trải qua huấn luyện, xem ra, lên kinh thành làm nghề này cũng kiếm được không ít bạc.

Chiếc thuyền nhỏ kia còn cách bờ một quãng, vào lúc đó, có một chiếc xe ngựa đi đến. Xe ngựa bốn phía đều có tráng đinh hộ vệ, dừng lại ngay bên cạnh Hàn Mạc.

Lập tức có người vén màn lên, từ trên xe bước xuống một lão già áo xám, râu tóc bạc trắng, xem cách ăn mặc, thì đúng là một danh sĩ.

Lão già kia liếc Hàn Mạc một cái,, đi thẳng tới bên hồ, bên cạnh lão đã có người đến trước chiếc thuyền nhỏ kia, kêu lên:

- Minh công ở đây, mau tới nghênh đón!

Thuyền nữ lúc này cập bờ, đội nón tre, che mặt bằng lụa trắng, cất giọng trong trẻo:

-Xin lỗi, vị khách nhân này đến trước, các ngài vui lòng chờ một chút.

Rồi vẫy tay với Hàn Mạc, giọng giòn tan:

- Công tử, mời lấy ra thiệp mời của ngài.

Hàn Mạc lúc này đứng bên cạnh phu xe, toàn thân áo gấm trắng, thuyền nữ kia ở trên hồ này đón khách quá nhiều, biết lên thuyền không phải là phu xe, mà là công tử áo trắng bên cạnh.

Phu xe đang định lấy thiệp mời ra, lập tức có người bên cạnh hô lớn:

-Tiểu nữ kia, ngươi có bị mù không hả? Vị này là Minh Như Thủy Minh đại tiên sinh, ngươi sao dám vô lễ?

Cô nương kia dịu dàng mà bướng bỉnh đáp:

- Vị công tử này đến trước, cũng không thể coi thường được. Lão tiên sinh nếu muốn lên thuyền, xin hãy thương lượng với công tử, nếu công tử này đồng ý, các ngài có thể lên thuyền.

Đây cũng là quy củ của hồ Khổng Tước, thuyền nữ nghênh tiễn khách nhân, đều là ưu tiên người đến trước, hơn nữa, mỗi lần chỉ đón tiễn một người.

Dù sao văn nhân cũng có chút cao ngạo riêng, đừng nói là cùng thuyền, mà đi cùng nhau cũng chẳng muốn. Vì phòng ngừa chuyện như vậy, nên thuyền hoa phái thuyền nhỏ đón tiễn, đều chỉ có duy nhất một khách.

Chẳng qua là nếu có khách nhiên đồng lòng đi cùng thuyền, thuyền nữ kia đúng là cầu không được, đỡ công qua lại, cũng thoải mái hơn.

Hàn Mạc mỉm cười:

- Cô nương, xem ra lão tiên sinh rất gấp, ta nguyện cùng lão tiên sinh đi cùng một thuyền. Cô trước tiên hãy đón lão tiên sinh trước, sau đó đón ta cũng được.

Trên hồ có 8 chiếc thuyền hoa, Hàn Mạc chỉ sợ vị Minh Như Thủy này ở cùng thuyền với mình sẽ không thấy thoải mái, nên mới nhường quyền lên thuyền trước.

Tay chân của Minh Như Thủy đúng là cũng quái đản, liếc mắt sang, cười lạnh:

-Ngươi có thân phận gì mà dám ngồi cùng thuyền với tiên sinh nhà ta?

Rồi hướng nàng kia nói:

-Ngươi không biết phân biệt, cũng nên có một lời với Minh công, rồi chở ngài đi.

Người này hiển nhiên là có ý đe dọa thuyền nữ.

Hắn cũng là vì nhìn Han Mạc tuy áo quần chỉnh tề nhưng tuổi còn quá nhỏ, hơn nữa trên người không có trang sức nào đắt tiền, nên tưởng chỉ là văn nhân bình thường mà thôi.

Hàn Mạc nhíu mày.

Từ nhỏ đến lớn, Hàn Mạc tuy rằng cơ bản là người lễ độ, nhưng nếu có kẻ nào dám bất kính với hắn, hắn chưa từng bỏ qua.

Thuyền nữ kia cũng không biết nói sao, tay cầm mái chèo, khẽ vỗ bên mạn thuyền.

Chính vào lúc này, một trận tiếng vó ngựa và bánh xe vang lên. Từ trên chiếc xe ngựa đi lại đây, bước xuống một người, trạc 45, 46 tuổi. Mặt chữ điền. Lông mi đậm. Thân áo gấm màu xám. Vừa đi vừa vuốt râu, dáng vẻ rất có khí thế. Cái đầu cũng cao lớn, liếc mắt một cái, chắp tay nói:

- Đây chẳng phải là Minh công hay sao?

Minh Như Thủy liếc người mới đến một cái, không chút phản ứng, mặt lộ ra vẻ khinh miệt, quay đầu đi.

Người áo xám thản nhiên cười, nhìn Hàn Mạc, chắp tay nói:

- Tiểu huynh đệ, có thể cho ta đi cùng thuyền không? Cô nương này đỡ chút công qua lạo, đi một chuyến cũng tốt.

Người này khi nói chuyện rất có khí độ, hơn nữa tao nhã, so với Minh Như Thủy đứng bên cạnh, khiến cho người khác có cảm giác rất gần gũi.

- Đang muốn lên thuyền, có thể cùng tiên sinh chung thuyền, cầu còn không được.

Hàn Mạc chắp tay đáp lễ, người khác kính hắn, hắn đương nhiên cũng sẽ lễ kính lại.

Lúc này phu xe kia đã lấy ra thiệp mời, đưa cho thuyền nữ. Thuyền nữ tiếp nhận rất cung kính, rồi đưa trả lại. Người áo xám kia cũng đưa thiệp mời, thuyền nữ tiếp nhận, mỉm cười duyên dáng:

- Hai vị hóa ra là cùng một thuyền, thật khéo, xin mời lên.

Lại trả thiệp mời cho người áo nâu.

Người áo xám hướng Hàn Mạc cười nói:

- Tiểu huynh đệ, xin mời lên trước.

Hàn Mạc vội nói:

- Mời tiên sinh!

Hai người nhường qua nhường lại, thủ hạ Minh Như Thủy đã cao giọng quát:

- Thật là coi trời bằng vung, lão tử xem các ngươi ai dám lên thuyền?

Vung tay lên, từ phía sau ba bốn gã tráng đinh cơ bắp cuồn cuộn bước tới, thái độ cực kỳ hung hãn.

Minh Như Thủy quay đầu đi, không ngờ là nhắm mắt làm ngơ.