Remix - Hỗn Âm Nhân Sinh

Chương 119




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.



Cung Tuyển Dạ nói, anh vốn định tạm bắt giữ mấy người kia, nếu cổ họng tôi không lành, thì cho họ tự lo hậu sự của mình luôn đi.

Nói rồi anh lại cười tự giễu, nói rằng có khi cả đời này em không thể lại ca hát được nữa, có lấy mạng họ cũng vô ích.

Anh nói rằng sẽ không sao, sẽ không sao, tiếng nói của em rất nhanh sẽ hồi phục lại thôi, sẽ không ai có thể tổn thương em nữa.

Tôi đứng dưới tán cây hoa già cỗi với những chiếc cành xơ xác, dưới chân là vài phiến lá khô rải rác, trong tay tôi siết lấy quyển sổ bị xé mất chỉ còn hơi mỏng, đầu bút đặt trên trang giấy mãi không viết được câu nào hoàn chỉnh, chỉ ấn xuống mực loan thành chấm đen.

Ánh chiều vàng khiến tôi không thể mở mắt nổi, cằm thụt vào cổ áo cao cao, đôi tay lạnh ngắt cho vào túi áo, cùng nhìn nhau không nói gì.

Hồi lâu sau, anh dụi tắt điếu thuốc cuối cùng, cười nói:

“Ta thật sự rất bực bội và khó chịu đó.”

Bữa tối ăn ở bên ngoài, cả bốn người chúng tôi. Chu Tĩnh Dương trước khi gọi món thì hỏi thăm mỗi người có kén ăn gì không, hắn vẫn luôn chu đáo như vậy, Hạ Giai muốn một phần phở xào, Cung Tuyển Dạ chỉ hút thuốc mà không ăn gì thêm, tôi thì nhận một phần canh hầm thanh đạm, ngồi góc bàn uống canh mà không nếm được mùi vị gì cả. Bác sĩ kiểm tra cho tôi nhắc nhở do tôi có dấu hiệu họng bị nhiễm trùng, dặn dò tôi phải chú ý trong các bữa ăn, kiêng chua kiêng cay kiêng nguội lạnh, đừng để bệnh tình thêm nặng.

Hơn nữa phải mặc ấm không được để phong phanh, cố gắng điều tiết cảm xúc, duy trì một ngày 3 bữa cùng với làm việc và nghỉ ngơi, ra ngoài giải trí cũng được hoặc vẫn có thể ngồi nhà, dù gì thì chướng ngại về tâm lý vẫn có thể điều trị được…

Hạ Giai cằn nhằn tôi mải miết bên tai.

Tôi dùng muôi vớt kỷ tử* trong súp bỏ ra, đặt bút viết vào sổ:

Mẹ này, mẹ xin phép trường cho con nghỉ học được không ạ, nói là một tuần nữa con sẽ đi học lại.

*Câu kỷ tử hay cây kỷ tử, bao gồm Lycium chinense và Lycium barbarum (cẩu kỷ Ninh Hạ). Chúng là hai loài thực vật có quan hệ gần trong họ Cà (Solanaceae).

Đông y coi Kỷ tử là loại thuốc bổ huyết thuộc loại tốt nhất, chúng rẻ và trồng được ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Ở Việt Nam không có loại Lycium chinensis Miller, mà có cây Câu kỷ (Lycium ruthanicum Murray), còn gọi là củ khởi, trồng nhiều nhất ở vùng núi miền Bắc và có thể coi là một đặc sản ở Sa Pa, Lào Cai, cây trồng thu hoạch lấy đọt non và lá dùng làm rau nấu canh.

Kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế (Trung Dược Học)… Ngoài quả chín (Kỷ tử), khi dùng làm thuốc còn có tên là “cẩu kỷ tử”, lá và rễ của cây Câu kỷ tử cũng có thể sử dụng làm thuốc.

Lycium ruthanicum Murray hay Củ khởi

Lycium chinensis Miller

Nguồn: Tổng hợp các thông tin từ Cây Thuốc QuýBáo Dinh DưỡngWikipedia

“Được, được.” Lúc này dì giống như một trưởng bối cưng chiều con trẻ, vẻ mặt mềm mỏng thân thiết, không hỏi cả lý do, cứ như là cho dù tôi có đưa ra yêu cầu như thế nào thì dì vẫn sẽ chấp nhận vô điều kiện, như lúc này đây: “Con định bao giờ thì đi?”

Tôi nghĩ ngợi,

Ừm, mai sẽ đi.

“Đã mua vé xe chưa?”

– Tối về sẽ mua. Không đi xa quá đâu ạ.

“Ầy cái cảm giác nói không ra lời thật không yên lòng mà…” Dì cắn môi: “Mỗi ngày gửi tin nhắn về hoặc chụp cái ảnh rồi gửi qua cho mẹ, được chứ?”

– Đừng lo ạ, con có thể mà.

“Nè, mấy người kia còn có thể quay lại tìm ta hay sao. Lần này đương nhiên sẽ không khách sáo nữa đâu.”

Đầu bút vạch ra một đường dài, dì giữ lấy cán bút ý để tôi dừng viết, đôi tay giấu trong ống tay áo nắm chặt lấy ngón tay tôi, cúi đầu.

“Cục cưng à… Mẹ xin lỗi con.”

Dì ngập ngừng nói, khuôn cằm hơi run: “Mẹ biết con bất ngờ nhận được nhiều thông tin như vậy, ắt không thể nào tiếp thu trong chốc lát được, ta cũng vậy, ta sợ con bị người ta đoạt mất…”

“Không phải vì ta hẹp hòi… Cũng không biết vì sao, chẳng qua là nghĩ tới cái mà con phải gánh chịu thì trong lòng ta rất uất ức, người làm mẹ như ta thật không xứng trách mà.”

Tôi rất muốn viết vào giấy “Không có chuyện như thế đâu ạ”, tay lại bị nắm rất chặt, đã không muốn bỏ ra nữa.

“Nhưng ta lại rất vui… Cục cưng vẫn ở bên cạnh ta này.” Dì khóc suốt cả buổi chiều khiến mắt sưng húp như quả đào, giọng mũi nghèn nghẹt mà cười rộ lên, “Ta không cần phải ghim thù nữa.”

Bị bỏ rơi một cách không bình thường và thân nhân tìm đến cũng không bình thường nốt, tôi nghĩ, so với việc nhận tổ quy tông hay biểu hiện ngoài mặt các kiểu, nếu như tôi bỏ mặt Hạ Giai, người có công ơn nuôi nấng tôi, đó mới thật sự là bất hiếu.

Trái lại cũng chưa nói tới ghim hân – nhìn thoáng qua Cung Tuyển Dạ và Chu Tĩnh Dương trước quầy thanh toán – cả nửa cuộc đời bị lãng quên, cũng đã từng gặp rất nhiều người, họ tuy rằng không cùng máu mủ nhưng vẫn yêu quý tôi, so ra thì tình cảm với mấy người kia chưa được bao nhiêu, sao có thể nói là hận cho được.

Tối đó tôi về nhà thu xếp hành lý quay về trường, trong lúc dọn quần áo và đồ dùng hàng ngày thì tìm được món đồ xưa cũ trong ngăn kéo, thế là ngồi ôn lại một lát, sách vở, album ảnh, vật lưu niệm, bất kể là những thứ gắn liền với kỷ niệm nào đó, cho đến tận quá nửa đêm.

Sáng sớm ngày hôm sau, tôi cùng Hạ Giai ăn món bữa sáng dì làm, sau khi tiễn dì đi ra chỗ quán cà phê, tôi ở lại quét tước phòng ốc, đến giữa trưa thì vác ba lô ra khỏi nhà, sẵn đính tờ giấy ghi chú lên vách tường trên hành lang lối đi.

Con yêu mẹ.

Tôi không có mua vé tàu, vốn dĩ cũng không có ý định đi du lịch.

Mất hồi lâu tìm chìa khóa đã lâu không dùng mở cửa nhà Cung Tuyển Dạ, hai bé mèo không thấy tôi một thời gian dài, chúng cọ cọ gấu quần tôi kêu meo meo. Hai tay bế mỗi con lên, mặc cho chúng nó quắp lấy áo quần tôi bằng bộ vuốt be bé như cái móc câu, hển chiếc mũi ươn ướt ngửi ngửi tai tôi, ôm chúng nó đi lung tung khắp phòng.

Anh không ở nhà, điều hòa vẫn phả luồng khí mát mẻ, trên bàn còn nửa ly nước lọc chưa lạnh hẳn, có mẩu giấy bị chặn dưới đáy ly:

– Trước 3 giờ sẽ về.

Lão Cung của em.

Bất giác cong lên khóe môi, tôi vo mẩu giấy lại, ôm hai con mèo nằm vật ra sô pha. Mấy bé chen chúc trong kẽ hở giữa cánh tay và thân mình tôi, tiếng ngáy rù rù phát ra đều đặn, trong bầu không khí “Có anh” nơi đây tôi an tâm mà ngủ.

Giấc ngủ không lâu cho lắm, tôi tự giác tỉnh dậy, vừa mở mắt liền thấy anh ngồi ở mép sô pha cạnh cánh tay tôi, anh không mặc áo, tấm lưng dày rộng bóng bẩy, gầy nhưng đường nét cơ bắp rõ ràng, thắt lưng màu nâu vắt trên vai; anh đang nói chuyện điện thoại.

“Mấy hôm này nếu không có chuyện gì gấp cần ta ra mặt thì đừng tìm ta, được chứ? À, trong nhà có bệnh nhân phải chăm sóc.”

Anh kéo thắt lưng xuống khỏi vai, hành động mang theo mờ ám như đậm bóng gió này gợi cho tôi một vài tưởng tượng sâu xa không được trong sáng cho lắm, lúc anh xoay sang nhìn tôi thì tôi lập tức nhắm lại đôi mắt không thể giấu nổi lưu luyến.

“Không biết chăm sóc cho lắm, cơ mà ta cũng không học đâu, nói nghe lọt tai tí coi, bị cái miệng chú em phá hết rồi. Cúp đây.”

Tay anh xoa trán tôi, vuốt mái tóc ra đằng sau, môi đáp trên xương mày tôi hôn lên.

“Ta về rồi đây.”

Tôi trở mình ngồi dậy, viết lên giấy:

– Nhớ anh.

Anh chớp mắt mấy cái, dường như cảm thấy rất thú vị với kiểu giao tiếp thẳng thắn đầy bất ngờ này, có thể bày tỏ một cách phong phú hơn và cả hơi khác người nữa, viết ra dễ hơn nói ra miệng nhiều, kiểu giao tiếp “Đơn phương” tưởng chừng như khô khan này cũng không khiến người ta thấy sầu lòng, tôi tựa trên bàn trà, nghiêng người, vừa vặn có thể dựa vào bắp chân anh, hỏi anh:

– Anh có còn bực bội không.

“…”

– Tuyển Dạ.

Tôi đấm lên đầu gối anh.

Nói em nghe đi.

Tôi biết tôi phải kiên nhẫn một bước thì anh mới nhượng bộ. Anh nắm lấy bàn tay nắm lại thành quyền của tôi, ngón tay xoa vuốt từng đốt xương nhô ra, nói, “Thực ra ngay từ đầu khi ta ở ngoài cửa, trước đó ta không nghe em nói chuyện gì hết.”

“… Chỉ nghĩ, nếu em đi vậy thì ta biết làm sao đây.”

Anh rũ mắt, nhìn như hướng về phía tôi nhưng lại không giống thế. “Em biết không, ta không sợ làm thất lạc thứ gì đó, ta sẽ giữ gìn, cũng sẽ đoạt lấy. Nhưng người đến lần này lại không giống, đại khái là ta không thể ra tay được.”

“Em là một sự tồn tại, mà ta ngoài sáng trong tối gìn giữ bấy nhiêu năm, mất rồi biết đi đâu mà tìm bây giờ?”

Thì ra anh sợ rằng tôi sẽ rời đi.

Trang giấy trắng mở ra trước mắt, tôi lại không cầm bút lên nổi, cố sức nuốt xuống cục nghẹn phát đau và nóng hổi trong cổ họng, cái chua xót trong lòng dâng lên từng đợt, bỗng nhiên cảm thấy có một số lời không nhất thiết phải cố gắng nói ra, mong muốn biểu đạt suy nghĩ nào đó của tôi tựa hồ cũng không còn gì trở ngại nữa.

Tôi nắm lấy tay anh, lật lòng bàn tay đặt lên ngực mình, tuy có hơi lệch so với vị trí trái tim, sau đó cẩn thận dịch sang vài khoảng, từng nhịp đập đều đặn có thể cảm nhận được hơi ấm truyền đến, dùng khẩu hình thong thả nói không thành tiếng, em là của anh.

Giấy bút vướng víu bị tôi gạt đi cả, chúng rơi xuống tấm thảm thủ công êm ái, không phát ra tiếng động nào, tôi quỳ một gối trước mặt anh, dùng giọng khí ghép thành bốn chữ rõ ràng.

Em là của anh.