Thiên Tống

Chương 263-1: Lập Trữ Quân (1)




Âu Dương an ủi:

"Con người không phải là thánh nhân, ai mà chẳng có lúc sai lầm."

"Không thể nói như vậy được, khanh là tri huyện, làm sai thì cùng lắm là bị bãi quan mà thôi. Nhưng nếu Trẫm làm sai, có thể sẽ hủy hoại cả thiên hạ Triệu gia, gây hại cho bách tính."

Triệu Ngọc nói:

"Giờ Trẫm có một chuyện khó quyết. Trong buổi gia yến, Chư Vương Gia rối rít yêu cầu Trẫm sớm lập Trữ Quân. Từng lời từng lời đều vô cùng đanh thép, nói cái gì mà để Trữ Quân theo Trẫm hành sự, thân dân thân chính, học tập nhiều hơn một chút. Nhưng lại lén lút nói với Trẫm những lời gièm pha về con cái của các Vương Gia khác, khoe khoang con của mình."

"À, thì ra Bệ hạ vì chuyện này mà phiền não."

Âu Dương gật đầu ra chiều hiểu chuyện, Triệu Ngọc đã xem qua những người được chọn làm Trữ Quân, nhưng ai cũng không khiến nàng hài lòng, còn muốn ép nàng phải chọn một người trong số đó, người có mặt mũi như nàng ấy đương nhiên sẽ liên tưởng đến tương lai, nếu cơ nghiệp tốt đẹp mà mình rày công gây dựng lại bại trong tay mấy tên ngốc nghếch này thì phải làm sao? Không phải con cái của mình thì không đau, đó là lẽ thường tình. Là con của mình thì có nhìn thế nào cũng thấy thuận mắt.

"Sao, tên ngoại quan như khanh muốn bàn bạc chuyện nhà Trẫm?"

Triệu Ngọc cười cười, nhìn Âu Dương và nói:

"Đến Lý Cương đều để Trẫm tự mình quyết định, không dám nhiều lời."

"Tùy ý nói thôi, dù sao xung quanh cũng không có người."

"Uhm, vậy thì cứ nói tự nhiên đi."

Triệu Ngọc nói:

"Cũng chỉ có mình khanh là dám nói mà thôi."

"Thật ra sức khỏe của Bệ hạ rất tốt, chưa chắc có vị Trữ Quân nào có thể sống thọ hơn Bệ hạ. Nhưng là Trữ Quân thì đương nhiên phải học trị quốc, còn phải đến biên thùy làm Giám Quân, còn phải... Tóm lại, Trữ Quân là một chức quan vô cùng lớn. Ngộ nhỡ thân thể Bệ hạ có khó ở, hay phải đến Dương Bình như bây giờ, thì phải có Trữ Quân giám quốc, sẽ phải lao lực vì chính sự, quốc sự. Cho dù trong tương lai, Trữ Quân của Bệ hạ mắc phải sai lầm, cũng không có cách nào uốn nắn, vì nếu Bệ hạ uốn nắn, sẽ tương đương với việc phế bỏ Trữ Quân. Có vị trí Trữ Quân, thì sẽ có tranh chấp bên trong, đại thần sẽ lập phe phái, cho nên vi thần cho rằng tạm thời Bệ hạ không nên lập Trữ."

"Nhưng các Vương Gia đều ra sức ép Trẫm, xung quanh đều là trưởng bối của Trẫm, luôn luôn có một lý do để nói."

Âu Dương cười nói:

"Để các triều thần bỏ phiếu. Lập ai làm Trữ Quân là chuyện nhà Bệ hạ. Nhưng lập hay không lập Trữ Quân lại là quốc sự."

"Có lý."

Triệu Ngọc như được mở rộng tầm mắt, gật đầu lia lịa.

Âu Dương nói:

"Thực ra, nếu Bệ hạ thực sự sợ tương lai mình sẽ trở thành một hôn quân, vi thần nghĩ cũng không phải là không có cách."

"Cách gì?"

"Nói thật?"

Triệu Ngọc thở dài:

"Đến khanh cũng sợ Trẫm."

"Nói, vi thần nói."

Âu Dương nói:

"Thực ra Bệ hạ có thể đem triều quyết biến thành thông lệ. Ví dụ Bệ hạ muốn tấn công Liêu quốc, nhưng không biết hành động của mình là đúng hay là sai, thì Bệ hạ có thể tuyên bố mở triều nghị. Có quan viên nói ủng hộ tấn công, lại có quan viên nói phản đối tấn công, trình bày lợi hại. Nếu ông nói ông có lý, bà nói bà có lý, Bệ hạ vẫn không thể đưa ra kết luận thì tiến hành bỏ phiếu. Không nghe Lý Cương, không nghe Âu Dương, không nghe lời của bất cứ ai. Dù sao thì họ cũng là người, họ cũng sẽ mắc sai lầm. Hơn nữa họ cũng có tư lợi."

Triệu Ngọc gật đầu:

"Ví dụ như chuyện lập Trữ Quân, có thể để cho các đại thần ủng hộ hoặc là các Vương Gia nói trước. Sau đó đến những người phản đối lập Trữ Quân. Cuối cùng đưa ra quyết định. Trẫm liền có thể ăn nói, đây là dân ý."

"Đúng vậy thưa Bệ hạ, nhưng mà trước đó người phải lập một vài quy tắc."

Âu Dương nói:

"Không phải chuyện gì cũng cần phải quyết định, ví dụ một quyết sách nọ có mười đại thần phản đối, thì sẽ mở triều nghị, bằng không không cần thiết phải mở. Nhưng Bệ hạ cũng phải tuân thủ quy tắc, có mười đại thần phản đối, Bệ hạ không thể chuyên quyền, cũng bắt buộc phải mở triều nghị."

"Vậy không phải là Trẫm muốn làm chuyện gì cũng không thể làm sao?"

Triệu Ngọc lắc đầu:

"Ví dụ như giờ chúng ta sẽ đồng thời khai chiến với Kim - Liêu, sẽ có mấy người ủng hộ?"

Âu Dương nói:

"Bệ hạ, nếu người hỏi có thể đồng thời khai chiến hay không, đương nhiên sẽ có rất ít người ủng hộ. Nhưng nếu Bệ hạ hỏi có thể trở mặt với họ hay không, thì sẽ có rất nhiều người ủng hộ. Chống Liêu thì không nói làm gì, chống Kim, người Kim mưu toan tạo thành một tổn thất lớn cho Trung Nguyên như thế, ai dám hòa giải thân tình với người Kim?"

Triệu Ngọc dường như đã hiểu được một chút:

"Ý của ngươi là quần thần bỏ phiếu để xác định phương hướng, ví dụ như quan hệ chống Liêu, chống Kim, về phần tiếp theo sẽ làm thế nào thì họ không thể quyết định, đúng không?"

"Đúng, chính là ý này."

Âu Dương nói:

"Bệ hạ chỉ cần không phạm phải sai lầm về phương hướng. Ví dụ tiền phương đánh trận coi như thua rồi thì nên làm thế nào mới được? Triều thần cũng không thể đánh trận, đương nhiên không thể để họ quyết định việc nên đánh trận như thế nào, ai là Chủ Tướng, đúng không?"