Thiết Huyết Đại Minh

Chương 392-1: Kỵ binh doanh (1)




- Báo cáo!

Vương Phác đang cùng Liễu Khinh Yên, Liễu Như Thị bàn bạc về vấn đề dung hợp chủng tộc, ở ngoài bỗng vang lên âm thanh vang dội của Đường Thắng. Đường Thắng vừa mới trở về từ Sơn Hải Quan.

Vương Phác quay đầu lại đáp:

- Vào đi.

Trong tiếng bước trầm trọng đều đặn, Đường Thắng thân hình cao lớn hiên ngang bước vào đại sảnh, chào Vương Phác theo nghi thức quân đội, cất cao giọng nói:

- Kính chào!

Sau khi chào lại bằng nghi thức quân đội giống như vậy, Vương Phác hỏi:

- Đường Thắng, phía bên Sơn Hải Quan có gì không?

Đường Thắng nói:

- Hồi bẩm Hầu gia, không có gì cả.

- Phòng ngự của Sơn Hải Quan đã sắp xếp xong xuôi chưa?

- Đều đã sắp xếp ổn thỏa rồi.

- Ừm.

Vương Phác hài lòng gật gật đầu, lại nói:

- Có biết lần này triệu ngươi về Bắc Kinh là vì chuyện gì không?

Đường Thắng lắc lắc đầu, giọng ngây ngô đáp:

- Ty chức không biết.

Vương Phác tiến lên vỗ vỗ lên bả vai Đường Thắng, nói:

- Kể từ hôm nay bắt đầu là Tổng đốc Bắc Trực rồi, chỉ huy ba doanh quân Trung Ương đóng ở Bắc Trực. Nhiệm vụ của ngươi là bảo vệ các hành tỉnh Bắc Trực, ngăn chặn Kiến Nô và Thát Tử xâm chiếm, lúc cần thiết còn phải phối hợp với đội bảo an Bắc Trực thực hiện hành đồng quân sự đối với Kiến Nô hoặc Thát Tử.

- Vâng.

Đường Thắng đạp một chân cái huỵch, hưng phấn đáp:

- Đa tạ Hầu gia ưu ái.

Cùng với sự lớn mạnh của quân Trung Ương, và sự nâng cao địa vị của Vương Phác, những cấp dưới ngày xưa theo Vương Phác lăn lộn cũng dần được đề bạt. Sau Mặt Sẹo đảm nhiệm chức Đề đốc Sơn Đông, Triệu Tín đảm nhiệm chức Đề đốc Hồ Quảng, Đường Thắng cũng được Vương Phác bổ nhiệm làm Đề đốc Bắc Trực, chính thức trở thành Đại tướng biên cương của Đại Minh triều.

Ngoài ra, cơ cấu quân chính của Đai Minh triều cũng dần biến đổi, Tuần phủ, Vệ sở chế cũ xưa đang dần phai nhạt trên vũ đài lịch sử, thay vào đó là cơ chế Tổng đốc, Đề đốc hoàn toàn mới. Tổng đốc là trưởng quan cao nhất một tỉnh, có quyền lực quân chính ở địa phương, nhưng Đề đốc không chịu sự tiết chế của Tổng đốc, chỉ chịu sự tiết chế của Thống Soái Bộ của quân Trung Ương.

Bởi vì Đề đốc thống lĩnh quân Trung Ương, mà không phải là đội bảo an địa phương.

Cơ cấu quân chính như vậy cũng là nhờ Vương Phác chuẩn bị trong thời gian dài mới dần dần hình thành. Cơ cấu như thế có thể đảm bảo sự khuếch trương và xâm lược của dân tộc Đại Hán đối với bên ngoài một cách khá lý tưởng, đồng thời cũng sẽ không hình thành cục diện quân phiệt cát cứ ở các tỉnh cùng với hành tỉnh sau này được thu nạp vào sự thống trị của Đế Quốc.

Bởi vì Tổng đốc các tỉnh có được toàn bộ quyền quân chính ở địa phương, chẳng những quản lý chính vụ tiền lương của một tỉnh, còn quản lý vũ trang đội bảo an của một tỉnh. Dưới sự thúc đẩy của Sát Hồ lệnh, Tổng đốc địa phương có thể điều phối tiền lương vũ lực nội trong khu vực một cách hữu hiệu, liên tục không ngừng tiến hành khuếch trương hoạt động xâm lược đối với ngoại tộc.

Sự tồn tại của quân Trung Ương ở các tỉnh cung cấp chi viện vũ lực cho Tổng đốc đối với địa phương, đồng thời lại có thể khiến cho Tống đốc địa phương có dã tâm khiếp sợ.

Vì phòng ngừa Tổng đốc địa phương lôi kéo Đề đốc đóng quân ở các tỉnh cắt đất xưng vương, đồng thời cũng là vì phòng ngừa Đề đốc các tỉnh và Tổng đốc địa phương cấu kết hình thành cục diện quân phiệt cát cứ, tương lai sau khi thống nhất Đại Minh, Vương Phác sẽ còn dùng quy chế thay đổi luân phiên đối với quân Trung Ương và Đề đốc của các tỉnh. Cách mỗi ba năm hoặc năm năm quân trú đóng và Đề đốc ở các tỉnh phải tiến hành thay quân.

Cùng lúc đó, Nam Bắc Nhị Kinh còn phải duy trì một số lượng tương đối lực lượng quân Trung Ương thường trực, tổng binh lực không được thấp hơn năm mươi vạn người, phải hình thành ưu thế vũ lực tuyệt đối đối với các tỉnh nằm dưới sự thống trị của Đế Quốc Đại Minh. Một khi có một tỉnh nào đó nổi dậy đòi độc lập, chính phủ Trung Ương có thể nhanh chóng dập tắt trong thời gian ngắn.

Lúc Vương Phác còn sống, lực lượng vũ trang quân Trung Ương thường trực này đương nhiên là nắm trong tay Vương Phác.

Nhưng cơ bản là Vương Phác cũng nghĩ nhiều đến việc sắp xếp lực lượng quân sự sau khi mình chết, đó chính là thực hiện một loại chế độ giống với hội nghị tham mưu trưởng, phân tán toàn bộ quyền lực của Thống Soái Bộ quân Trung Ương. Quân Trung Ương không thiết lập Thống Soái tối cao nữa, quân vụ thường nhật đều do Tổng tham mưu trưởng được tuyển chọn ra từ hội nghị Tham mưu trưởng. Quyền lực của Tổng tham mưu trưởng chịu sự chế ước của hội nghị liên tịch. Điều đó là cần thiết, hội nghị liên tích có thể giải trừ chức vụ của Tổng tham mưu trưởng bất cứ lúc nào.

Biên chế của quân Trung Ương cao nhất vẫn là doanh, trên doanh không có biên chế cao hơn. Điều này là để đảm bảo sự khống chế tuyệt đối của Vương Phác đối với quân Trung Ương, hoặc là nói là để đảm bảo sự khống chế tuyệt đối của hội nghị liên tịch Tham mưu trưởng sau khi Vương Phác chết. Bởi vì nhờ có số lượng quan quân cấp doanh trong quân Trung Ương, cho dù là một hoặc vài quan quân nào đó có vấn đề, cũng chỉ có thể khống chế số ít quân đội, không thể nào khơi dậy sóng gió quá lớn, càng không thể lật đổ sự thống trị của Đế Quốc.

Nếu như gặp đại chiến, chỉ cần triệu tập quân Trung Ương của vài thậm chí mấy mươi doanh tham chiến, quan chỉ huy được chọn từ thành viên của hội nghị liên tịch. Một khi đại chiến chấm dứt, quan chỉ huy liền giao ra quyền chỉ huy một cách vô điều kiện, các doanh quân Trung Ương thì trở lại trong quân doanh Nam Bắc Nhị Kinh như cũ.

Bởi vì giữa quan chỉ huy và tướng sỹ các doanh của quân Trung Ương chỉ có quan hệ chỉ huy và cấp dưới. Khi bình thường không cùng sinh sống huấn luyện ở một chỗ, cho nên đối tượng trung thành của tướng sỹ quân Trung Ương chỉ có thể là Đế Quốc Đại Minh, mà không phải là một quan chỉ huy nào đó. Điều này có thể tránh được tình trạng một quan chỉ huy nào đó có dã tâm bừng bừng trở thành đại quân phiệt bằng cách khống chế quân Trung Ương, cuối cùng trở thành uy hiếp đối với cơ cấu thống trị của Đế Quốc Đại Minh.

Đương nhiên, nếu muốn cơ cấu quân sự kiểu như hội nghị liên tịch Tham mưu trưởng thế này có thể vận hành thuận lợi, còn phải cò một điều kiện tiên quyết, đó chính là Đế Quốc Đại Minh phải có được cơ cấu hành chính vững vàng! Nếu thiếu một cơ cấu hành chính vững vàng, cơ cấu quân sự do Vương Phác nghĩ ra sẽ hoàn toàn trở thành xây lâu đài trên không.

Làm thế nào để hình thành một cơ cấu hành chính mới vững vàng trên cơ cấu hành chính của Đại Minh hiện tại, Vương Phác lại chưa nghĩ ra, nhưng điều hắn thiên về vẫn là chế độ quân chủ lập hiến, vừa giữ lại chế độ Đế Quốc của Đại Minh triều, vừa giữ lại huyết mạch hoàng thất Chu gia, nhưng cơ quan quốc gia không nằm trong tay Hoàng Đế nữa, mà nhất định phải nắm giữ trong tay Nội các.

Tuy nhiên, tất cả những điều này đều vẫn là suy nghĩ bước đầu của Vương Phác, khoảng cách đến hiện thực vẫn còn sớm.

Dù sao thì hiện tại loạn trong giặc ngoài của Đế Quốc Đại Minh vẫn chưa hoàn toàn dọn dẹp. Trương Hiến Trung, Lý Tự Thành còn cắt đất xưng vương ở Tứ Xuyên, Thiểm Tây. Tên đại Hán gian Ngô Tam Quế cũng vẫn đang tác oai tác quái ở Sơn Tây. Hơn nữa Vương Phác cũng vẫn chưa đến ba mươi tuổi, cách tuổi xế chiều vẫn còn lâu lắm, Vương Phác có đầy đủ thời gian đến chậm rãi tiến hành.

Năm Long Vũ nguyên niên (khoảng năm 1644) trung tuần tháng mười hai, ba Hỗn Thành doanh từ Nam Kinh được điều lên phía bắc đã đến ngoại thành Bắc Kinh.

Sau khi giao phòng ngự Bắc Trực cho Đề đốc Bắc Trực tân nhậm Đường Thắng, Vương Phác lập tức dẫn chủ lực quân Trung Ương khởi hành nam hạ, đi qua phủ Đại Danh đi vào nội cảnh tỉnh Hà Nam, vì mặt sông đóng băng, đường thủy không thể đi nên trấn hải thủy sư của Thi Lang không thể không tạm thời ở lại Bắc Kinh, thuận tiện hiệp trợ Đường Thắng ổn định phòng ngự Bắc Trực.