Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 137: Diêu thiếu nhập Quảng Trị thành




Quang Diêu cho phong tỏa chặ chẽ bờ sông, quân Vạn Ninh chiếm hết vòng ngoài. Điều này quá đơn giản. Diêu thiếu muốn chiếm các chiến hạm quân Pháp làm của riêng. Lý do cũng quá dễ hiểu, các tiểu chiến hạm của quân Pháp là tân tiến và hùng mạnh hơn chiến hạm Phổ quá nhiều. Còn về trung hạm thì hai bên cũng gần như nhau nên Diêu Thiếu không quá mức quan tâm. Trung Hạm Phổ tuy chạy chậm hơn một chút, trọng tải thấp hơn một chút nhưng mà lớp thiết giáp rất chắc bền, đúng với triết lý mai rùa của người Đức ( đem một con BMW tông nhau với một con Toyota cùng phân khúc sẽ rõ). Chính vì thế chiến hạm Phổ khi chưa có thủy lôi phát triển thì cũng có cái hay riêng của nó. Diêu thiếu không quá lăn tăn vấn đề này. 

Nhưng tiểu hạm tốc độ cao của Pháp thì khác nha, đây có thể được gọi là xuồng cao tốc của thời kì này rồi. Cái này chính là lực lượng thuyền phóng ngư lôi của Diêu thiếu trong tương lai nếu có thể phát triển được Ngư lôi đấy. Cho nên, cướp mấy chiến hạm này là Diêu thiếu chắc chắn định rồi. 

Nói đến cướp nhưng Diêu thiếu cũng rất thoáng với triều đình Đại Nam, hắn thay 21 tiểu hạm Phổ vào chỗ 21 tiểu hạm Pháp rồi giao cho triều đình. Tất nhiê với công lao đánh trận lần này thì Diêu thiếu có thể cắt một nửa chiến lợi phẩm. Nhưng mà tính đi tính lại Diêu thiếu cảm thấy không cần thiết. chỉ hơn một tháng nữa thì hắn sẽ có thêm nhiều chiến hạm từ Phổ đưa qua. Vạn Ninh cũng chẳng cần quá nhiều tàu chiến như vậy. Cái chính là cần chất lượng và quản lý tốt, quá nhiều chiến hạm đôi khi nuôi không nổi. 

Thêm một nguyên nhân Diêu thiếu hào phóng với triều đình vì hắn cũng muốn Đại Nam mạnh đồng đều lên mà không chỉ có mỗi Vạn Ninh mạnh mẽ. Hạm đội pháp thu được lần này là một liều thuốc tinh thần cho người Đại Nam. Họ sẽ vững tâm hơn một chút khi mà bên mình cũng có được một hạm đội hiện đại với số lượng không hề tồi. 

Tất nhiên là Diêu thiếu sẽ cho tháo hết pháo Krupp bên chiến hạm Phổ đổi qua chiến hạm Pháp. Tất nhiên là pháp Napoleon III sẽ về tay triều đình rồi. Diêu thiếu rất phản cảm với Napoleon III, về tình cảm và thực tế hiệu quả thì hắn vẫn thích pháp Krupp hơn. 

Công việc được tiến hành nhanh như chớp giật. Ngày 10 Quang Cán dẫn Hạm đội quay hết về Vạn Ninh, nhưng hạm đội lúc này có 21 tiểu chiến hạm được thay mới và bổ xung thêm 1 trung hạm Tây Ban Nha. Nói chung chiến hạm Tây Ban Nha cũng không quá kém, nó nhỉn hơn Phổ một chút, nói cho cùng thì Tât Ban Nha vẫn là một cựu cường quốc hải quân. Tuy rằng lúc này họ kém lắm rồi nhưng những công nghệ đóng tàu của Tây Ban Nha rất không thể kinh thường. 

Đến lúc này thì Diêu thiếu mới thả nhóm quân của Đoàn Hữu Ái và Tôn Thất Giác ra để họ tiếp quản các chiến hạm đã bắt được. Tất nhiên bọn vịt cạn thiếu kiến thức này không thể điều khiển nổi chiến hạm. Diêu thiếu để lại một ít chuyên gia Vạn Ninh chuyển giao kĩ thuật cho nhóm thủy binh của Nguyễn Chi Long sau đó lên ngựa lao về thành Quảng Trị. 

Nguyễn Chi Long sau khi được bàn giao số chiến hạm “khổng lồ”, cả về chất lượng và số lượng thì khóc nghẹn ngào trong sung sướng, binh sĩ thủy sư Huế chỉ thấy chủ tướng ôm cái cột khói của Trung Hạm nước Pháp như ôm mĩ nhân sau đó hai hàng nước mắt dào dào chảy. Hắn chảy nước mắt hạnh phúc là thật, trước khi đi Diêu thiếu hứa sẽ xin chức Thủy sư Đô đốc Huế cho hắn, vậy thì mấy chục “mĩ nữ” này là vật mà Nguyễn Chi Long hắn có thể cởi bỏ “quần áo” mà đè dưới háng còn gì. Không có gì hạnh phúc hơn khi một quân nhân hải quân có được chiến hạm tốt cả. Niềm vui này rất khó nói thành lời.

Diêu thiếu đến thành Quảng Trị đã là ngày 12 rồi. Thành Quảng Trị cũng không phải quá xập xệ, Quảng Trị vào thời Nguyễn được dùng làm Dinh (tỉnh) trực thuộc Kinh sư vào năm 1808 và cho đắp thành lũy. Thành được đắp bằng đất tại địa phận xã Thạch Hãn, huyện Hải Lăng. Đến năm 1837 thì thành được xây bằng gạch. Tổng thể thành Quảng Trị có dạng hình vuông, gồm hai vòng thành và mang kiến trúc kiểu Vauban. Bốn góc thành nhô ra dùng làm bốn pháo đài có hào thành bao quanh. Thành có bốn cửa ra vào. Mỗi cửa thành đều có chiếc cầu bắc qua hào thành. Chu vi thành khoảng hơn 2500m, tường thành cao hơn 4m một chút nhưng rất dày lên đến 6 m, có đoạn còn dày đặc biệt để bố trí pháo đài. 

Nội thành gồm có các công trình kiến trúc cho bộ máy hành chính tỉnh Quảng Trị theo chế định của triều Nguyễn. Công trình quan trọng nhất là hành cung (nơi vua nghỉ ngơi mỗi lần ngự giá) có quy mô gồm một tòa 3 gian – 2 chái, sau có dựng thêm hai tòa nhà 5 gian – 2 chái ở hai bên. Trước hành cung là kỳ đài và phía sau là khu vực công đường. Khu vực công đường này gồm có dinh tuần phủ, dinh án sát, dinh bố chánh, dinh lãnh binh, nhà kiểm học, trại quân, nhà bếp, nhà kho, khám đường và nhà ngục. Kiểu mẫu, cách thức xây dựng những công trình này được quy định theo chế định của vua Minh Mạng vào năm 1832.

Chính vì lý do này mà khi Tự Đức cùng Tân Trị cùng các “đại quan” chạy nạn đến đây thì sống cũng không quá sơ sài. Nhất là Tự Đức lại thấy Quảng Trị an toàn hơn nhiều khi chung quanh là các vệ binh Vạn Ninh. Các thái giám và cung nữ không đáng tin kia không có mặt khiến Tự Đức tư thái hơn nhiều. 

Nhưng mấy ngày này thì các vị Thái Phi của Tự Đức đúng là vất vả vô cùng, vì lý do an toàn Tự Đức cấm dùng tất cả các loại Thái Giám, cung nữ hầu hạ. Cuối cùng thì cá vị Thái Phi lá ngọc cành vàng phải tự thân sắn tay vào bếp. Nói chung là công việc không quen, nấu ăn món mặn món nhạt, nửa sống nửa chín, mặt mũi lấm lem hết cả. Nhưng Tự Đức vui, hắn thấy như vậy mới là vợ chồng. Thế là lão này chơi một mẻ đó là ăn chung đi. 15 người ngồi một bàn ăn uống vui vẻ, đúng là trước nay chưa từng có. 

Tự Đức làm vậy, bố Tân Trị cũng không dám vượt lễ, nhưng tên này mới thành niên, lại vừa lên ngôi. Vợ chỉ có hai cô phi tử chính thức. Thế là Tự Đức có lới 15- 20 món để ăn. Nhưng Tân Trị chỉ có lèo tèo dăm ba món vậy. Nhưng kể ra chạy loạn như vậy cũng đã là vui vẻ lắm rồi. 

Tât nhiên hoàng gia làm mẫu thì các quan đâu dám vượt lễ, thế là phong trào các vị phu nhân lá ngọc cành vàng xuống bếp lấm lem lan khắp cả thành Quảng Trị trong thời gian có vài ngày. Quả thật là vất vả cho các vị nữ nhân ăn sung mặc sướng kia. 

Tất nhiên Tự Đức là người con Siêu hiếu thảo. Chính vì thế ông ta tuyển thẳng mấy vị Thái Phi nấu ăn được nhất qua hầu hạ Từ Dũ. Nói chung lại hoàng tộc lần này đúng là tự cấp tự túc, cái gì cũng tự lo hết. Quả thật là tấm gương cho toàn dân. Tự Đức không ngờ đến sự lo lắng đề phòng của mình đối với cái thế lực chết tiệt kia lại gây “hậu quả” nghiêm trọng vậy. 

Diêu thiếu đến Quảng Trị thành cũng chỉ mang theo 100 thân minh cưỡi ngựa tuyệt trần mà lai đáo. Ninh mã hùng hậu của Vạn Ninh sau khi đánh xong giặc thì theo chiến hạm rút lên phái bắc rồi. Diêu thiếu có kín đáo àm nói với Quang Cán ca một câu “ Hai cha con ta chỉ có một người được phép xuất hiện trong triều”. Người không lo dài tất nghĩ ngắn, phòng ngừa không phải lúc nào cũng thừa. Một trong hai cha con phải tay nắm trọng binh ở ngoài triều thì người kia nếu có nhập nội cũng không lo sự an nguy. 

Thật ra tin Diêu thiếu thắng trận bắt gọn quân Pháp và thu được rất nhiều chiến hạm đã được đưa về Quảng Trị hai ngày rồi. Lúc nghe tin thắng trận đến vĩ đại như vậy thì toàn triều tại Quảng Trị là ngất ngây hạnh phúc vì sung sướng. Đến cả phe chủ hòa cũng nhao nhao kêu đánh lúc này vì họ thấy được thắng lợi là tất yếu, hòa cái gì mà hòa. Cả Quảng Trị quân thần đang chạy loạn lại vui như mở hội. Tin báo về không những quốc khố an toàn mà còn thu được quá nhiều chiến lợi phẩm. Không vui không hạnh phúc chính là giả dối. 

Vì hai ngày bận bựu chuyện đổi tàu đổi pháo nên lúc này Diêu thiếu mới tới nơi này được. Nhưng thám tử đã đi trước một bước để báo cáo lịch trình. Tất nhiên toàn thành biết được giờ này, ngày này Diêu thiếu sẽ đến Quảng Trị rồi. 

Cờ hoa là không thiếu, đân chúng rất chất phác, chỉ cần có tin Siêu đại tướng quân thắng trận trở về là tự giác tự túc ra đón chào. Thất nhiên là không bị bắt nghỉ học đi vẫy cờ rồi. Diêu thiếu đi vào Cổng thành là một mảng cờ, hoa ngập trời. Chắc có lẽ họ đã căt trụi mấy làng hoa xung quanh thành Quảng Trị cũng nên. 

Lần này Diêu thiếu vào triều không mặc quan phục Đại Nam mà mặc quân phục của Đệ Tam đế quốc. Mũ lưỡi trai, cầu vai đeo quân hàm, trước ngực tự thưởng cho mấy cái huân chương loong coong. Đai lưng da, cúc áo bạc chân dạp ủng da cao tận đầu gối. Áo khoác mangto có hơi hớp của áo choàng hơi bay trong gió. Một thân hắn với bộ quân phục màu xanh tím than nổi bật trong đám lính áo màu xanh lá. 

Diêu thiếu đã 16 tuổi, cao gần mét tám, khuôn mặt sắc cạnh, mày kiếm đậm, ngang hơi kéo lên ở phía đuôi khiến hắn càng có uy. Đôi mắt to đen rõ ràng, đặc chưng của người Việt. Một chiếc mũi không quá thẳng nhưng hơi cao gồ, cái này lại làm cho gương mặt hắn hơi tây hóa một chút, cái môi không quá dày nhưng không mỏn, góc cạnh rõ ràng càng ánh lên vẻ nam tính của tên này. Tất nhiên khuôn mặt của hắn có phần giống như Cán ca nhưng các nét thì hơi thô hơn chút ít. Nếu như xét Diêu thiếu về mặt đẹ trai thì có lẽ không thể như siêu sao, nhưng chí ít là cũng cỡ một trọi ngàn, quan trọng là hắn cực kì nam tính. 

- Oa tướng quân có phải vị mặc áo màu lam không… trẻ quá, lại đẹp trai nữa ha… 

- Là Uy vũ, đàn bà con gái biết cái gì. Nhìn đội binh sĩ kia thật quá uy phong, giá như ta được làm lính của tướng quân. 

- Tướng quân và binh sĩ mặc quần áo hoi kỳ nha, không phải thấy gương mặt mọi người tôi lại tưởng là người ngoại quốc đó. 

- Mẫu thân biết cái gì… đó thật là quá đẹp trai… - Lại một hoa si phản bác lại mẫu thân. 

- Tướng quân muôn măm..

- Tướng quân vô địch…

- Hoan hô tướng quân. 

Quần tình dân chúng bắt đầu hào hứng mất kiểm soát, các lời tung hô, bàn tán vang lên khắp noi. Hoa tươi thì bay đầy trời. Các vị nam thanh niên thì ngưỡng mộ ao ước, các vị nữ sinh tuổi mơ màng thì xuân mộng ngập tràn đỏ mặt si mê. Nói chung là Diêu thiếu đã cươp hết hào quang của mọi người. Nên nhớ trong trạn chiến này chiến đấu cực khổ nhất là Quang Cán. Đoàn Hữu Ái, Tôn Thất Giác, Nguyễn Chi Long. Nhưng ai biểu Diêu thiếu nhà ta dánh con chốt cuối cùng, vậy nên lần này hào quang là rơi vào hắn nhiều nhất đấy. Nhất là lúc này Cán Ca không có mặt àm mò về Vạn Ninh. Đoàn Hữu Ái, Tôn Thất Giác, Nguyễn Chi Long phải trấn thủ Huế.