Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 204: Quốc hội Thái Nguyên phiên đầu tiên




Cuộc họp lúc 10 giờ sáng tại cung điện Thái Bắc cũng được coi như hội nghị mở màn khánh thành cho cung điện kiểu mới tại Thái Nguyên này. Chủ trì cuộc họp này dĩ nhiên chính là Trần Quang Cán cùng hội đồng các bộ trưởng, thêm vào đó là hội đồng cố vấn cao cấp của chính phủ.

Các trương trình làm việc trong cuộc họp đã được lên kế hoạch từ trước và đưa ra trương trình làm việc cụ thể. Tất nhiên cuộc họp này không chỉ có đề cập về tình hình chiến sự biên giới phía bắc mà còn có rất nhiều công việc trọng đại của 8 tỉnh miền bắc được đưa ra để cùng thảo luận.

Hội nghị lần này khá căng thẳng vì quả thật đây là lần đầu tiên mà Thái Nguyên phải đối mặt với cực lớn các nguy cơ. Việc phát triển quá nhanh của Thái Nguyên dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng trong cơ cấu xã hội và rất nhiều bất cập hệ lụy dẫn đến tiếp theo.

Người đầu tiên phát biểu không ngờ lại thuộc về Bộ Nông Nghiệp, những tưởng Nông nghiệp không phải là vấn đề với người Việt nhưng giờ đây nó lại là vấn đề lớn đối với Thái Nguyên 8 tỉnh miền Bắc. Sự việc từ đâu mà có. Đó chính là vì Thái Nguyên công nghiệp hóa quá nhanh, quá mạnh. Trồng các cây công nghiệp đưa như bông, tiêu, điều, và các cây hương vị khiến cho thu nhập của người Nông dân tăng lên chóng mặt. Nhưng cũng chính vì ham mối lợi đó mà diện tích trồng cây lương thực lại giảm mạnh. Cộng thêm dù có hệ thống đê điều được làm tốt hơn nhưng phân bón cùng thuốc trừ sâu không có nên sản lượng lương thực cây không có cao như hiện đại. Chính điều này dẫn đến sự thiếu lương thực của Thái Nguyên là viễn cảnh có thể nảy sinh.

Trước đây Thái nguyên có thể lấy tiền để đi nhập khẩu lương thực từ Miền Nam Đại Nam, hay từ thương nhân Trung Hoa. Nhưng chiến tranh phong tỏa của người Pháp, cộng với lần này chiến tranh cùng Quảng Đông khiến nguồn cung lương thực cho Thái Nguyên giảm mạnh. Nếu tình thế cứ tiếp diễn như vậy thì viễn cảnh thiếu lương của Thái Nguyên là không tránh khỏi. Trước đây mọi người cứ cắm đầu vào công nghiệp hóa này nọ, rồi lại cắm đầy vào chiến tranh đánh đông dẹp bắc. Nhưng nên nhớ quan trọng nhất vẫn là an ninh lương thực, không có lương thực thì đảm bảo chẳng cần bao lâu toàn Thái Nguyên sẽ tự loạn mà chết. Vậy ra Huế chẳng cần thu phục Thái Nguyên cho mệt, họ chỉ cần không bán lương thực cho Thái Nguyên thì đã khiến cho Vương Quốc công nghiệp này tàn lụi luôn.

Lúc này thì mọi người mới thấy được sự thật khá hãi hùng trước mắt. Cũng may mà Thái Nguyên có được một bộ máy hành chính hiện đại và hiệu quả. Những nguy cơ từ trong manh nha này rất nhanh được phát hiện và tìm cách sử lý. Tất nhiên bộ nông nghiệp cũng đã đưa ra phương án của bản thân nhằm khắc phục tình hình và trình bày cùng quốc hội.

Bộ nông nghiệp trọng tâm vào hai điểm đó là cân bằng lại lượng đất trồng cây công nghiệp và nông nghiệp để ít nhất đó là nông nghiệp tự thân của Thái Nguyên có thể tự lo cho bản thân. Thái Nguyên không hề có tham vọng xuất khẩu nông sản một chút nào. Lúc này tự lo được cung cấp lương thực cho bản thân đã là quá tốt rồi. Vấn đề thứ hai đó là việc khai hoang cùng tái cải tạo ruộng đất được đưa lên làm chính sách chủ yến trong vài năm sắp tới.

Nhưng vấn đề này lại liên quan đến Bộ Tài Nguyên và Môi trường nên trở thành đề tài để cả hai bên hợp tác cùng làm việc. Song sự việc không dừng lại ở đó, vùng đồng bằng bắc bộ gần như đã khai phá hoàn toàn nên việc khai hoang không nằm ở vùng này mà trọng điểm khai hoang lại nằm ở Hưng Hóa và Tuyên Quang rộng lớn. Nhưng chuyện này lại liên quan đến Ủy Ban Dân Tộc khi mà các vùng này phần lớn lại là các dân tộc thiểu số, số lượng người Việt ở đây tỉ lệ thấp vô cùng. Cuối cùng thì nếu để Ủy Ban Dân Tộc tiến hành diễn biến chính trị cũng như phân hóa các “tiểu quốc” dân tộc bản địa kia thì quá mất thời gian., vậy nên quay trở lại Bộ Quốc Phòng lại phải có phương án động binh hướng về Tây Bắc Thái Nguyên.

Mà động binh, khai khẩn, cần tiền để cung cấp cho dân, cho quân, vấn đề lại nhảy đến Bộ Tài chính lên kế hoạch dự trù tiền bạc.

Nói như vậy để có thể hiểu được điều kiển một vương quốc chỉ có 8 tỉnh thôi mà bao nhiêu chuyện đau đầu. Những tên hô đánh hô giết cứ nghĩ dân xuyên thì có thể làm hoàng đế thì đều là não tàn cả. Làm hôn quân thì dễ rồi, làm hoàng đế anh minh là một công việc siêu khổ sai đó.

Cuối cùng sau một hồi bàn luận với sự nhất trí của Cán Vương cùng hội đồng các bộ trưởng thì vấn đề nông nghiệp cũng có thể được thông qua với phương án xử lý là trước mắt tập trung tái cải tạo Hưng Yên, Thái Bình, Kiến Xương là những nơi đồng ruộng bị tàn phá nặng nề sau cuộc chiến với Pháp. Chính sách tiếp theo đó là diện tích đồng bằng thích hợp cây nông nghiệp thì tuyệt đối không cho chuyển đổi trồng cây công nghiệp. Các vùng cây công Nghiệp sẽ bị chuyển dời đi Tây Bắc hoặc các vùng miền núi như Cao Bằn, Bắc Kan và một số vùng của Lạng Sơn v.v..Tất nhiên nếu nhanh chóng ổn định được Hưng Hóa và Tuyên Quang là tốt nhất vì theo con đường này hoàn toàn có thể mở rộng địa bàn Thái Nguyên qua Ai Lao. Vậy thì Thái Nguyên sẽ có được không gian phát triển hơn.

Bộ Khoa học và Công Nghệ thì lại yêu cầu một số vốn khổng lồ cho dự án phát triển phân bón vô cơ mà Diêu thiếu bỏ lại dở dang khi ra đi. Sở dĩ dự án phân bón gồm ba thành phần Nito Phopho và Kali là do Diêu thiếu nghĩ ra, thời này phân bón cho nông nghiệp vẫn chỉ là phân bón hữu cơ mà thôi. Các nông dân châu Á từ lâu đã biết sử dụng loại phân bón này. Nhưng phân bón hữu cơ không thể bổ xung đầy đủ các thành phần vi chất cho đất đai chính vì vậy mới có hiện tượng luân canh để đất đai hồi phục sự màu mỡ. Nhưng kiến thức vượt thời đại của Diêu thiếu đã mở ra con đường mới cho Nông Nghiệp. Nhưng dự án này của Diêu thiếu bị bỏ dở giữa chừng do Đại Nam không có mỏ muối Kali, thêm vào đó số lượng muối Diêm nhập từ Chile lại bị sử dụng hết cho sản xuất thuốc súng trong chiến tranh cùng Pháp. Chính vì lý do này phân NPK của Thái Nguyên chỉ dừng lại ở trồng thí điểm một số khu vực nhỏ. Nhưng Bộ Khoa Học Công Nghệ không muốn dừng lại ở đó, họ muốn tái khởi động dự án này, vì theo bộ này thì đây mới là phương án triệt để giải quyết vấn đề lương thực của Thái Nguyên khi mà những thửa ruộng có sử dụng phân NPK có sản lượng tăng từ 150-180% sản lượng cây nông nghiệp. Và Bộ này cũng đã và đang tiến hành điều chỉnh thành phần của loại phân kia để cho ra tỉ lệ tốt nhất.

Mỏ muối Kali thì Đại Nam không có, nhưng Ai Lao có đấy, chính vì thế vấn đề Hưng Hóa, Tuyên Quang lại bị đặt lên mặt bàn. Việc thống nhất các nơi này một lần nữa lại trở thành vấn đề bức xúc nhất. Còn về Diêm tiêu thì bắt buộc vẫn phải sử dụng đội tàu buôn hùng mạnh của người Mỹ để mua từ Chile rồi.

Có thể thấy một điều Thái Nguyên dường như đã có được con đường đi của mình, ý nói là cho dù Diêu thiếu lưu lạc đấm nhau túi bụi ở Châu Âu, hay Diêu thiếu có rúc váy nữ nhân Đức mà chết dục xương ở Prussian thì Thái Nguyên vẫn “I m fine”. Có điều có Diêu thiếu với các phát kiến của tương lai thì Thái Nguyên sẽ đạt được đột phá nhanh hơn mà thôi.

Cuối cùng Bộ Khoa Học và công nghệ cũng nhận được khoản kinh phí 500 ngàn Thái Nguyên đồng tương đương 400 ngàn £ để thực hiện tiếp dự án trên. Người Thái Nguyên lúc này lại quay về coi trọng Nông nghiệp một cách kì lạ.

Nói đến đồng Thái Nguyên thì đây là tiền tệ do Thái Nguyên đúc mới với tỉ suất hối đoái là một đồng bạc Thái Nguyên ăn một đồng bạc Currencies Pháp, và hơi thấp hơn đồng £ của Anh. Đây chính là một thành công của Thái Nguyên non trẻ khi mà giá trị tiền tệ của họ có tỉ suất hối đoái rất cao trên thị trường. Điều này chính là vì năng lục xuất khẩu của Thái Nguyên không hề thua kém các nước Châu Âu lúc này, bên cạnh đó Thái Nguyên có được công nghệ heroin độc quyền có thể đảm bảo đến 50% giá trị tiền tệ của họ. Hệ thống ngân hàng Thái Nguyên đã đi vào hoạt động càng góp phần ổn định tỉ giá tiền tệ đồng Thái Nguyên.

Cuối cùng sau hàng loạt các vấn đề về dân chính, giáo dục cũng như công nghiệp nông nghiệp thương nghiệp tại Thái Nguyên thì quốc hội cũng đi đến phiên làm việc thứ hai vào buổi chiều với một chủ đề rất nóng bỏng. Chiến tranh biên giới cùng Trung Hoa và kế hoạch tấn công Quảng Châu Loan.

Tất nhiên kế hoạch tấn công Quảng Châu loan với một nửa hạm đội Vạn Ninh được thông qua với ý đồng thuận cao. Nhưng kế hoạch đổ bộ lục quân lên đất liền quảng Châu thì nhận được không ít ý kiến trái chiều và phản đối từ các quan viên. Hạm đội Vạn Ninh mạnh nhất Châu Á nếu không kể các cường quốc Phương Tây thì điều này ai cũng biết, chính vì thế tấn công bằng hải quân Quảng Châu nhận được sự đồng tình tuyệt đối từ các quan viên nhưng việc đổ bộ vài ngàn quân lên bộ đánh nhau trực tiếp với người Trung Hoa lại nhận được nhiều sự nghi ngại nhất.

Sự nghi ngại của quan viên Thái Nguyên là có lý do,chiến đấu trên bộ rất dễ dẫn đến một cuộc xa lầy không có hồi kết tại Trung Hoa và chính điều này rất dễ kéo sập nền kinh tế đang bị bấp bênh bởi nguy cơ lương thực của Thái Nguyên. Vẫn biết một cuộc chiến trên bộ nếu dành thắng lợi thì tiền bồi thường từ phía Đại Thanh sẽ phải nhiều hơn rất nhiều. Nhưng chuyện trong nhà thì người trong nhà là rõ nhất, Thái Nguyên có thể duy trì phòng thủ người Pháp ở sông Hồng, đồng thời chiến tranh ở Biên Giới phía Bắc đã là quá sức đối với bộ binh rồi, thêm vào viễn trinh bộ binh thì đó là không hề thực tế chút nào.

Trần Quang Cán đưa ra mục tiêu bộ chiến cũng là thăm dò ý kiến quan viên mà thôi. Bản thân hắn cũng không có ý định tham dự bộ chiến cùng người Hoa. Nhưng ý kiến đổ bộ này là của liên minh 4 phe đề ra mà Huế là người tiên phong đề cập vấn đề này khiến cho Quang Cán không thể không lôi ra bàn luận cho được.

Thủ tướng đi vắng, Bộ trưởng bộ Quốc Phòng Phạm Phú Trọng đang ngao du trên giường vị quả phụ nào đó ở Prussian nên người có tiếng nói trong Bộ quốc phòng là Tạ Quang Hiện chức thứ trưởng bộ quốc Phòng đành đứng ra mà lên tiếng:

- Thưa Vương gia cùng các vị đồng liêu. Sự việc dẫn quân lên bộ là bắt buộc vì liên minh tạm thời bốn phe gồn Thái Nguyên- Huế, Pháp, Mỹ và Đức đã nhất trí tấn công lên lục địa Quảng Đông trong đó Huế với lực lượng đông đảo lục quân đã dự kiến tung 8000 quân vào chiến trường, Pháp là 3 ngàn, Phổ quốc và Mỹ đều là 1000 người. Chúng ta nếu quyết định không tham dự sâu vào chiến tranh lục địa thì có thể cũng chỉ tung vào 1000 quân, tôi nghĩ với 1000 quân không hề làm ảnh hưởng đến tình hình Thái Nguyên lúc này. Thêm vào đó chúng ta hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò hậu cần binh để tránh tổn thất, quang trọng nhất đó chính là chuyện này liên quan đến chia chiến lợi phẩm nếu liên quân dành chiến thắng….

Chuyện đã hai năm rõ mười, chính Huế mới là người ham hố đánh lục địa Trung Hoa nhất, Huế mới là người cần tiền nhất lúc này. Quan trọng là lục quân của Huế cực kì nhiều, chưa nói về chất lượng vì họ trang bị súng ống đủ các kiểu linh tinh nhưng số lượng thì Huế triều và cả Nam Kỳ cộng lại có đến gần 5 vạn quân chính quy. Số lượng này đủ để họ có thể tung ra một vạn quân viễn chinh mà không ảnh hưởng đến kế hoạch phòng thủ. Quan trọng là nếu Trung Hoa có trả thù thì cũng là đánh Thái Nguyên, cùng lắm là với tới Pháp mà thôi. Hạm đội của Trung Hoa thì ngay cả đến Huế cũng khinh thường đấy.