Chuyện Cũ

Chương 7: Hàng xóm láng giềng




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Sáng sớm hôm sau, tôi bị lạnh đến tỉnh lại. Trên người tuy rằng vẫn còn ấm nhưng chân thì không còn chút nhiệt độ. Trong nhà vẫn tối om, ánh sáng ngày đông bị che lại sau lớp cửa sổ, chỉ tiếng chim hót trong trẻo len vào. Tôi nghiêng người sang bên, cũng không muốn đứng dậy, chỉ cảm thấy đầu đau nhức cơ thể nặng nề.

“Anh dậy rồi à?” Thái Thanh Hứa đột ngột hỏi làm tôi giật cả mình. Tôi quen sống một mình đã lâu, sáng sớm phát hiện trên giường có một người khác cảm giác thực sự rất kỳ lạ.

“Ừ, ” tôi hỏi, “Em có bị lạnh không?”

“Không sao, ” cậu ấy ngồi dậy, “anh nằm thêm tí nữa đi, em đi đun nước nóng.”

Theo lý thuyết không thể để khách dậy sớm đun nước, nhưng tôi bắt đầu cảm thấy cả người lạnh cóng, đầu cũng rất đau nên không lên tiếng mặc cậu ấy làm.

Không biết qua bao lâu, Thái Thanh Hứa đến gọi tôi dậy. Tôi định ngồi dậy lạo cảm thấy thân thể không còn chút sức lực, cánh tay run rẩy.

“Anh làm sao vậy?” Cậu ấy nhanh chóng đỡ tôi.

Giờ khắc này tôi cũng không thể làm gì khác ngoài việc thều thào: “Chắc là đêm lạnh quá, sốt rồi.” Từ trước đến giờ do cơ thể ốm yêu tôi đã quá quen thuộc cái cảm giác này, người phát lạnh, đầu đau như búa bổ, thân thể rã rời.

Tôi cho là Thái Thanh Hứa sẽ đặt tay lên trán tôi nhưng không ngờ cậu ấy lại dùng trán mình áp vào trán tôi. “Hơi nóng, a a a, xin lỗi! Thói quen của em… em..., anh mặc thêm quần áo ấm rồi uống nước ấm trước, em đi mua điểm tâm với thuốc cho anh!” Người trẻ tuổi kia mặt đột nhiên đỏ bừng, lắp bắp đi ra cửa. Tôi muốn cười cậu ấy, lại cảm thấy trên mặt mình cũng đang nóng bừng. A, nhất định là sốt đến nóng cả mặt.

Tôi ngồi nghỉ một lát, dần dần cũng bớt mệt cơ thể không còn nặng nề như trước, mới chậm rãi đứng dậy mặc quần áo tử tế, đi ta ban cồn rửa mặt. Trên ống nước băng kết thành một tầng mỏng, lúc mở vòi hoa sen nước đi lên tạo thành âm lạ. Tôi chợt hoài niệm rất nhiều năm trước, khi mà tôi vẫn còn sống ở nơi đây, những mùa đông giá từng đi qua.

Chỉ một lát sau, Thái Thanh Hứa vội vã trở lại.”Em mua cháo hoa cháo hoa cho anh để ăn sáng, ăn xong một lúc nữa uống thuốc.” Cậu ấy kéo tôi ngồi xuống cạnh bàn: “Em còn mua cả cặp nhiệt độ nữa, là loại thủy ngân, anh cứ kẹp luôn. Cẩn thận, lạnh đấy…”

Bắt đầu từ rất lâu trước đây, do thói quen sinh hoạt của cha mẹ kết quả là cơ thể tôi khá yếu ớt, dễ bị ốm. Rất nhiều năm qua không có ai lo lắng cho tôi như vậy, tôi thầm cảm thấy buồn cười, trong lòng lại hưởng thụ sự quan tâm này.”Chỉ nhức đầu một chút thôi, em không cần lo lắng.”

“Bị ốm sao có thể không lo lắng được, ” cậu ấy vừa mở hộp đồ ăn vừa nói, “Nếu không thì anh cùng em về Quế Lĩnh đi.”

“Anh đến đó là gì?” Tôi ngạc nhiên.

Thái Thanh Hứa quay đầu, vẻ mặt thành thật nhìn tôi: “Bây giờ anh bị ốm, một mình ở đây không ai chăm sóc. Hơn nữa chăn anh không được phơi nắng cẩn thận, ban đêm không đủ ấm, lại lấy để đắp vẫn dễ bị lạnh. Anh đi cùng em về Quế Lĩnh ở, hôm trước mệnm vừa phơi mấy cái chăn bông.”

“Thôi vậy sao được, ” tôi lắc đầu liên tục, “Sao anh đến nhà em ở được.”

“Có gì không được chứ, họ Tằng và họ Thái từ trước đến giờ quan hệ đều rất tốt. Không phải anh đi từng đến nhà ông Tằng sao, ông ấy không phải Đường thúc công của anh sao, anh không đành lòng để người gia cả vậy sống một mình trong căn nhà lớn thế đi? Em lấy chăn bông trong nhà mang qua đó cho anh!”

“Thật sự không cần phiền phức vậy.” Tôi chối từ.

“Anh nghĩ xem, sau khi chúng ta về đó còn có thể nhờ cha em giúp anh hỏi thăm đồng nghiệp cũ của ông nội anh. Quế Lĩnh dù sao cũng là quê cũ của anh, đừng biến mình thành người xa lạ, thế nên quyết định vậy đu.” Thái Thanh Hứa nói rất tự nhiên, không cho tôi cơ hội từ chối, múc luôn muỗng cháo đưa tới miệng rôi. Tôi hoảng sợ đưa tay ra tự cầm, cũng không đoái hoài tới từ chối nữa.

Thế là ăn xong điểm tâm và uống thuốc, tôi thu dọn chút hành lý, tạm thời cùng Thái Thanh Hứa về Quế Lĩnh.

Kỳ thực tôi chỉ sốt nhẹ mà thôi, uống thuốc cảm cúm xong về đến Quế Lĩnh cảm giác khó chịu đã giảm đi rất nhiều. Quế Lĩnh là thôn xóm trên núi, cao hơn mặt biển rất nhiều, nhiệt độ cũng lạnh hơn thị trấn nhiều, nhưng không khí trong lành thoáng đãng. Hít một hơi cho không khí trong lành nơi đây tràn đầy phổi, tôi thấy cả người đều tỉnh táo lại, tinh thần cũng tốt hơn nhiều.

Thái Thanh Hứa đã gọi điện thoại nói trước với người nhà việc muốn đưa tôi về, dừng xe xong cậu ấy dẫn tôi đến nhà cậu ấy luôn. Bước qua những bậc thang đá dài hai bên phủ rêu phong, rẽ qua mái góc mái hiên cổ hình yên ngựa đi trên con đường đá trầm tích, nhà Thái Thanh Hứa cũng là một ngôi nhà có kiến trúc quen thuộc.

“Nhà chúng em không giống loại nhà cũ kia, kỳ thực vài năm trước đã sửa chữa qua rồi.” Lúc Thái Thanh Hứa đẩy cửa vào nói với tôi.

Tuy rằng cậu ấy nói vậy nhưng kiến trúc tòa nhà kiểu này khiến tôi cảm thấy rất hứng thú. Bất luận là phiến đá lát thành sân nhà hay là những hình trạm trổ vô cùng tráng lệ trên xà nhà, hoặc là hình điêu khắc trên cửa sương phòng, nhièn đều cực kỳ có ý nghĩa, dường như thời gian mấy trăm năm đều đọng lại ở đây. Kỳ diệu nhất chính là Thái Thanh Hứa nói cho tôi biết sàn nhà không phải do vôi vữa* bình thường lát thành. Vôi vữa trước đây là hoàng thổ*, vôi và cát sông tạo thành, nhưng ở Quế Lĩnh vôi vữa dùng gạo nếp, đường nâu và hoàng thổ tạo thành. Tôi thật không thể tưởng tượng nổi rằng mặt đất trông rắn chắc này thực sự được làm từ đường nâu và gạo nếp.

*vôi vữa gốc là Tam hợp thổ gồm ba loại nguyên liệu tạo thành để kết dính trong thời đại chưa có xi măng hoặc hiếm.

*hoàng thổ là tên gọi cho loại đất có nguồn gốc trầm tích do gió, thường là bụi thường có màu vàng

Tôi vừa ngồi xuống thì bác trai đi từ một góc của sân tới đây, bác gái cũng bưng nước trà lên. Tôi hơi ngượng ngùng, vội vàng nói đã làm phiền.

Bác trai là một người trung niên khỏe mạnh, có lẽ là do thường đi lại trong núi nên cho người khác một loại cảm giác cô cùng khỏe mạnh thuần phác.”Đây là trà thanh minh đầu năm nay, nhà bác tự trồng ở trên núi. Người nhà quê không có trà ngon, cháu uống thử đi.”

“Bác đừng nói vậy, cháu cũng không biết uống trà lắm đâu.” Tôi biết trà thanh minh mà người ở quê hay nói là trà Mao Tiêm trên núi được hái vào tiết thanh minh, nhưng bàn về ngon dở thì quả thật tôi không bình phẩm được.

Nhưng tôi vừa uống được một ngụm thì bị Thái Thanh Hứa ngăn lại: “Sáng sớm nay anh mới uống thuốc, đừng uống trà.”

“Tiểu Tằng cháu bị ốm à?” Bác trai hỏi.

“Dạ bác đừng lo lắng, ban đêm cháu bị lạnh, ” tôi vội vàng nói tiếp, “Sáng nay cháu đã uống thuốc, bây giờ tốt lắm rồi.”

“Uống thuốc là tốt rồi, thời tiết trong núi lạnh hơn thành phố, phải chú ý nhé, ” tiếp tục quay lại nói chuyện, bác trai bảo: “Chuyện của cháu bác đã nghe Thanh Hứa kể hết rồi, cháu còn nhớ ông nội cháu làm ở trạm lâm nghiệp nào không? Bác có thể giúp cháu hỏi thăm xem sao.”

“Là thôn Ung Dương ạ. Cha cháu cũng từng nói trước kia ông cháu học ở Ung Dương.” Tôi trả lời.

“Ung Dương à, quả thật cũng có lý.” Bác tải gật đầu nói.

Thái Thanh Hứa hỏi: “Bố nói thế là sao ạ?”

“Ung Dương có một mảnh rừng núi rộng lớn, ở nơi đó công tác rất ổn định, ít khi điều động thêm nhân lực. Hơn nữa huyện chúng ta trên dưới hai bộ phân có sự khác nhau, các con biết không?”

Tôi cố gắng nghĩ cuối cùng vẫn phải lắc đầu, dù sao ta khi còn bé ngoại trừ thị trấn cùng vùng ngoại thành, nơi nào đều không đi qua, cũng không biết cái gì khác nhau.

“Tiếng địa phương của Phúc Kiến thì rất nhiều, ở huyện và ở làng chúng ta tiếng địa phương và khẩu âm đều không giống nhau. Nhưng khác biệt lớn nhất là bởi vì vị trí địa lý trong Phúc Kiến, tiếng địa phương hoàn toàn bị khu vực xung quanh kéo. Rõ ràng nhất chính là ở Quế Lĩnh đây tiếng địa phương thiên về Phúc Châu, còn Ung Dương thì lại thiên về Phúc Vũ. Cho người Quế Lĩnh và người Ung Dương dùng tiếng địa phương nói chuyện với nhau thì chẳng ai hiểu ai đang nói gì.”

“Cái này cháu biết, tiếng địa phương ở thị trấn và Ung Dương giống nhau, rất nhiều từ giống Phúc Kiếm như đúc!” Tôi bỗng nhiên tỉnh ngộ, chẳng trách ngày đó Thái Thanh Hứa nói chuyện với Đường thúc công bằng tiếng địa phương tôi chỉ có thể nghe hiểu một chút xíu.

“Tuy rằng đều nói tiếng phổ thông, nhưng ở nông thôn, phần lớn thời gian vẫn là dùng tiếng địa phương cho gần gũi. Chúng ta cùng Ung Dương không chỉ có phong tục không quá như, phương ngôn cũng không giống nhau. Cho nên sớm mấy chục năm, chúng ta vùng này người rất ít sẽ đi Ung Dương kia một vùng công tác. Ông nội cháu công tác ở Ung Dương mấy chục năm, có lẽ có thể tránh né được rất nhiều người Lĩnh Quế.”

Tôi gật đầu, bác trai nói như vậy quả thực rất có lý.

“Để Thanh Hứa dẫn cháu đi xem phòng, nhà Đường thúc công bình thường ít người ở, phòng khách không tiện dọn dẹp. Cháu nên ở nhà bác nghỉ ngơi, rảnh rỗi thì qua đó nói chuyện là tốt rồi. Bác sẽ giúp cháu gọi điện thoại hỏi thăm người ở trạm lâm nghiệp Ung Dương.”

“Làm phiền bác rồi ạ.” Trong lòng tôi vô cùng cảm kích.

“Không có gì, dù sao bác cũng về hưu rồi thời gian rảnh rỗi nhiều lắm.” Bác trai nở nụ cười thuần phác.

Phòng của tôi ngay cạnh phòng Thái Thanh Hứa chỉ cách vách tường, vách tường trong phòng đã được sơn thêm một lần nữa, đúng là đã sửa chữa rất tốt. Thế nhưng bây giờ trong lòng tôi không tràn đầy phấn khởi như nãy nữa, tôi ngồi yên trên tấm nệm lót giường, trong lòng mê man hỗn loạn. Bác trai nói rất có lý, có thể lúc ông nội đến Ung Dương công tác cũng từng đắn đo suy nghĩ. Nhưng tất cả những thứ này đến tột cùng là thế nào vậy?

Thái Thanh Hứa bận bịu chuyển nệm và chăn bông đến còn tự mình giúp tôi trải giường chiếu. Tôi muốn giúp cậu ấy mà cậu ấy không cho tôi nhúc nhích, phải ở bên cạnh nghỉ ngơi. Tôi thực sự cảm thấy ngại ngùng, không biết nên làm thế nào làm mới tốt.

“Em làm quen rồi, không sao đâu, ” Thái Thanh Hứa cười híp mắt vỗ vỗ chiếc chăn nhìn ấm áp dễ chịu, “Đêm qua không phải anh giúp em trải giường sao, bây giờ em trả lễ lại.”

Bữa trưa là những món ăn thường ngày trong thôn, phần lớn là một vài sản vật núi rừng trong thành phố hiếm thấy, chế biến thanh đạm, vừa nhìn cũng biết là để chăm sóc “Bệnh nhân” là tôi đây. Tôi thực sự là bối rối, mấy ngày trước từ X thị xuất phát tôi tuyệt đối không nghĩ tới lần này trở về thôn lại nhận được tình cảm nhiệt tình của hàng xóm láng giềng như vậy.

Nhà họ Thái cũng không có nhiều người, tổ tôn ba đời một nhà là bốn, thêm cả tôi là năm người. Bọn họ cũng không hỏi nhiều về cuộc sống trong thành phố của tôi, chỉ nghe nói tôi đang dạy ở đại học thì vô cùng vui vẻ. Ông nội Thái nói thẳng tôi không hổ là người Quế Lĩnh, Quế Lĩnh nhiều người xuất thân đọc sách. Bác trai cũng vẫn lưu tâm hỏi tôi đang dạy ở trường nào, tôi dựa theo tình hình thực tế trả lời.

Thái Thanh Hứa vui vẻ nhìn tôi: “Thật là trùng hợp! Em vừa báo danh làm trợ giảng ở S thị, mùa xuân lúc học kỳ mới sẽ báo danh.”

Lần này đến phiên tôi giật mình, ngẫm lại lại cảm thấy hợp tình hợp lý, nếu không phải vậy thì sao cậu ấy trở về sớm vậy chứ.

“Đồng hương ở chỗ làm thì giúp đỡ nhau…” ông nói nói.

Tôi vội vàng dạ. Sau kì nghỉ còn có thể gặp Thái Thanh Hứa, trong lòng tôi cũng rất vui.

Ăn xong Thái Thanh Hứa muốn dẫn tôi đi dạo xung quanh. Hai lần trước tôi đến vội vàng đi cũng vội vàng, chưa tham quan được gì. Lần này Thái Thanh Hứa quyết tâm phải trở thành hướng dẫn viên du lịch của tôi đưa đưa tôi đi thăm thú quê hương.

Nhưng lần trở lại này hướng dẫn viên du lịch Thái vẫn chưa thành công. Chúng tôi còn chưa ra khỏi hẻm lát đá trầm tích, bác trai đã gọi điện thoại đến: “hỏi được người bên Ung Dương rồi, trạm trưởng cũ nói đúng là có biết 1 người bảo vệ rừng tên lão tăng, hẳn là người chúng ta muốn tìm…..”

Tác giả nói:

Cái này là đưa Tiểu Tằng về nhà gặp cha mẹ nha hahaha ~
Chạm khắc trên trầm nhà kiểu như này



Sương phòng



Trà Mao Tiêm

Là sự kết hợp giữa trà xanh và hoa trà, trà Mao Tiêm được chế biến một cách công phu: lá trà sau khi hái về đem phơi cho héo, được nhào trong rổ tre để tăng bề mặt oxy hóa, phơi đảo cho thật khô, sấy và gia hương liệu ( được ướp cùng hoa nhài).

Trà Mao Tiêm có màu nước xanh, trong và rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bổ máu, có hương hoa nhài, không thay đổi hương khi dùng. Loại trà này không chỉ có hương thơm mạnh, lâu tan mà nó còn ít acid và ít vị đắng hơn các loại trà khác.


Thật hoài niệm những mùa đông thuở thơ ấu từng đi qua. Trời mịt mờ sương buốt giá, mỗi lần đi học sương quất rát vào mặt, tay chân đi tất vẫn lạnh toát. Mùa đông ảm đạm, rét thấu da thấu thịt, cô bạn cùng lớp mặc một chiếc áo len vàng sáng bừng cả ngày đông. Tuy lạnh nhưng chẳng ngăn được nụ cười tươi. Mùa đông bây giờ lại giống như một tiếng thở dài vậy.