Cuộc Sống Dân Dã Của Mạn Mạn Ở Cổ Đại

Chương 6: Lên Trấn Kiếm Bạc Thượng






Nàng nghe xong mới rõ chuyện, nhưng vẫn có chút không hiểu.
Nếu phụ thân đã bị thương nặng như vậy tại sao trong kí ức của nguyên chủ lại không đề cập một chút gì đến chuyện này?
Mãi đến một lúc sau, khi đã dọn dẹp xong chén đũa trở ra Tiểu Hoa vẫn còn thấy nhị muội ngồi ngẫn ngơ trên ghế gỗ trong sân, cô tiến lại ngồi trước mặt nhị muội hỏi:"Tiểu Mạn, sao nãy giờ muội vẫn còn ngồi đây".

Nàng khi nghe nhắc đến tên mình, mới giật mình nhìn sang đối diện, thấy đại tỷ đã ngồi đó từ lúc nào.
Tiểu Hoa thấy nhị muội không trả lời chỉ hỏi:" Muội sao vậy, còn tiểu đệ chạy đâu mất rồi"
Nàng nghe hỏi đến tiểu đệ bèn đáp:"Lúc nãy thấy đệ ấy chạy đi cùng mấy đứa trẻ khác trong thôn".
Biết đệ đệ lại trốn đi chơi, Tiểu Hoa lo lắng không biết đệ ấy có phá phách gì nữa không?

"Mà nói mới nhớ ta đang hỏi muội tại sao lại ngồi đây nãy giờ"
Nàng nghe đại tỷ lại hỏi mình liền đáp:" Không có gì, muội chỉ đang ngồi đây hóng mát chút thôi".
Tiểu Hoa nghe muội muội nói vậy cũng không hỏi thêm gì, đứng lên đi về phòng, lát sau cầm ra một cái chậu đựng quần áo dơ nói là sẽ đem ra bờ sông giặt bảo nàng ở nhà trông nhà.
Nàng trông nhà đến gần trưa thì có một vị khách bất ngờ ghé thăm, thoạt nhìn bà ta trong tròn trịa, đồ mặc toàn vải tốt, trên tay cầm cái quạt phe phẩy, đang đẩy cửa tiến vào miệng hô to:"Lưu tẩu tử, ngươi có nhà không?".
Nàng thấy vậy liền tiến lại gần bà ta, nghi ngờ hỏi:"Vị phụ nhân đây là".
Thấy nàng bà ta miệng vừa cười to vừa nói:"Ây da, là A Mạn đó à, ngươi cứ gọi ta là đại nương được rồi, mà phụ mẫu ngươi có nhà không?"
"Phụ mẫu, hôm nay đã lên trấn làm từ sớm đến chiều mới trở về, đại nương hôm nay đến không biết có chuyện gì?" nàng đáp
Bà ta cười cười bảo:"Ta đến là có việc tốt muốn bàn với phụ mẫu ngươi, nhưng thôi không có họ thì chiều mai ta lại đến vậy" nói xong bà ta bước ra cửa đi về.

Nàng đứng đó chờ bà ta bước ra thì đóng cửa lại, trở về ghế gỗ ngồi xuống, tiếp tục chờ đại tỷ trở lại.
Ở kiếp trước khi nàng xa nhà bước vào con đường đại học, suốt ngày chỉ biết hoạt động như một con robot, sáng dậy vệ sinh cá nhân, chuẩn bị bữa sáng, rối sắp xếp sách vở đến trường, đến chiều khi tan học lại thu xếp đồ đạc trở về nhà, mãi cho đến khi đi làm cũng không thay đổi là bao, chỉ có điều không còn thời gian dành cho bữa sáng.

Tối ngày cứ bận rộn vào công việc, có lần nàng bị đau bụng đến ngất xỉu trong giờ làm việc, các đồng nghiệp thấy vậy đã giúp đỡ đưa nàng vào bệnh viện, thì mới biết là nàng bị viêm loét bao tử do ăn nhiều mì gói trong thời gian dài, khi đó nàng phải tịnh dưỡng một tuần trong bệnh viện.

Thời gian khi đó đối với nàng rất quý.
Còn hiện tại nàng có rất nhiều thời gian, kiếp trước nàng bận rộn đã quen, hiện tại rảnh rang làm nàng không kịp tiếp thu.
Đây như là một giấc mơ, mà nàng lại muốn ở trong giấc mơ này mãi mãi không tỉnh lại.
Lúc sau, đại tỷ đã giặt đồ xong trở về, đệ đệ thì đã trở về trước hiện tại đang ngủ trưa trong phòng, nàng cũng không nhắc đến việc đại nương đến.


Hai tỷ muội cứ vậy lại xoắn tay lên chuẩn bị cơm chiều.
Chờ lúc phụ mẫu về, cả nhà xoay quanh bàn ghế cùng nhau ăn cơm, xong hai tỷ muội dọn dẹp chén đĩa, phụ mẫu ngồi ở nhà chính cười cười nói nói với tiểu đệ.

Như vậy lại một ngày nữa trôi qua.
********
Ngày hôm sau, sáng tinh mơ người một nhà đã rời giường ăn cơm, chờ sau khi làm xong tất cả, mọi người trong nhà ngồi xoay quanh nhau cùng ăn cơm.
Vừa ăn nàng vừa trầm tĩnh nhìn chăm chú xiêm y cũ nát của phụ mẫu cùng tỷ đệ, mỏng manh, cả người thiếu thốn dinh dưỡng nên khuôn mặt vàng vọt cũng như thế rõ ràng, nhất là thân thể của mẫu thân, mỏng manh như cây liễu.

Chỉ cần một cơn gió nhẹ nhàng thổi qua, bọn họ liền cũng bị bay mất, thân thể rất cần bồi bổ lại nếu không e là không trụ được bao lâu, nên trước nhất phải có bạc mới tốt.

Mà nàng cũng không dám hỏi số bạc trong nhà sợ mẫu thân lại nghi ngờ.
Nghĩ là làm, nàng sau khi ăn xong bữa sáng liền thay đổi hành động.
Nàng nhanh chân chạy đến bên phụ thân nói:"Phụ thân, người có thể nào cho con đi lên trấn cùng người không?" vừa dứt lời mẫu thân đã dứt khoát từ chối nàng:"Đi đâu mà đi, con ở nhà lo phụ tiếp tỷ tỷ, trên trấn sơ sẩy chút là lạc mất, đến lúc đó lại phải lo tìm con về rất rất rối, ta cùng phụ thân con còn phải đi làm việc không rảnh để trông con."
Nàng cũng không chịu từ bỏ, cố gắng lục lại kí ức của nguyên chủ rồi nhìn phụ thân tỏ vẻ mong chờ nói:"Phụ thân, con lúc trước đã nhiều lần lên trấn bán đồ dùm Tần tẩu tử nhà đối diện, nên rất quen đường ở trấn, người có thể cho con đi cùng được không?"
Phụ thân nghe xong hỏi:"Nhưng con lên đó làm gì?"
Nàng nghe phụ thân hỏi, thì nhớ lại lúc trước bản thân nguyên chủ thường hay lên trấn bán đồ dùm nhưng hiện tại nàng chỉ mới khỏe lại chưa gặp qua Tần tẩu tử nên không thể lấy lí do bán đồ dùm được, suy nghĩ một hồi nàng nhớ đến một việc có thể giúp nàng lên trấn:"Phụ thân con muốn lên trấn là vì hôm trước Tiểu Cúc có nhờ con một việc, là sáng nay lên trấn bán tiếp nàng số măng đã đào được trên núi, mình nàng bán sẽ rất khó khăn".

Tích mẫu nhìn mặt nàng thập phần nghiêm túc, lòng biết nàng mong chờ về chuyện này, chỉ bảo nàng cùng lên trấn.
Nàng nghe vậy cười cười rồi chạy vào phòng tiện tay xách cái giỏ tre rồi đi ra trước dặn đệ đệ:"Đệ ở nhà nhớ phụ tiếp tỷ tỷ khi về ta sẽ mua kẹo ngọt cho đệ".
Tiểu đệ nghe thấy có kẹo thì hai mắt sáng ngời hô"Vâng".
Ra cửa nhà nàng liền trực tiếp hướng về đường nhỏ đi trấn trên cùng phụ mẫu, Lưu gia trụ tại Trần gia thôn, muốn đi trấn trên liền phải đi qua trước cửa nhà người ta.

Dựa theo ký ức trải qua trước kia của nguyên chủ nàng cũng khó giấu được vui vẻ.
Tuy là có hơn mười năm ký ức ở quê, nhưng không được tận mắt nhìn thấy nông thôn chân chính cổ đại bao giờ.
Người nông thôn mặc bộ quần áo vải thô, các thôn dân nhiệt tình chào hỏi lẫn nhau, ngẫu nhiên có vài tiếng chó sủa xa xa, những cánh cửa nhà gỗ giản dị...
Nàng đã được nhìn những đồ quần áo cổ trang không ít, nhưng khi nàng rơi vào hoàn cảnh này, nàng mới hiểu rõ sinh hoạt ở nông thôn là như thế nào.

Trước nhà một mảnh đất, sau nhà một ngọn núi, có lẽ làm ruộng, hoặc là săn thú.

Lên núi kiếm ăn, xuống sông kiếm nước, bất quá là như thế..