Đông Phương Thần Thám

Chương 128: Vòi rồng biển




“Tất cả thủy thủ làm việc trên tàu, mỗi người đều có vị trí và cương vị riêng, chuẩn bị thu thập dữ liệu về vùng biển đi.” Lần đầu tiên, giọng nói mạnh mẽ của thuyền trưởng Mạt Quyền phát ra từ bộ khuếch đại của tàu. Đây là lần đầu tiên con tàu sử dụng radio để truyền lệnh, vì vậy, mọi người đều có một cảm giác trang trọng khó tả. Đặc biệt là đoàn người Bắc Đình, trong lòng họ cảm thấy hơi nặng nề, dẫu sao đây cũng là đề nghị của họ, mà đối với mỗi con tàu đang đi trên biển lớn mênh mông mà nói, người bất chấp mạo hiểm chỉ có thể là tất cả thành viên, không ai có thể chỉ lo thân mình.

Tất cả mọi người lại bận rộn, một khi chuyện đã được quyết định thì mọi người sẽ toàn lực ứng phó, đây chính là cách làm việc đặc biệt trong môi trường đặc biệt.

Thuyền trưởng Mạt Quyền và Thượng úy Cù Nghi Huy trở thành tổng chỉ huy của cuộc mạo hiểm lần này, nhưng Trần Thiên Vũ cũng tham gia, dẫu sao thì đề nghị là do ông nói ra, e rằng nội dung cần tra xét cũng chỉ mình ông là rõ nhất, những người khác chỉ là phối hợp mà thôi.

Đại phó Lữ Tôn Việt vẫn điều khiển Lê Sa Hào, người này tương đối bình tĩnh, có thể xử lý hầu hết tình huống khẩn cấp, nếu giao nhiệm vụ điều khiển cho ông ta thì mọi người có thể yên tâm. Đối với các vị trí khác của Lê Sa Hào thì chỉ làm từng bước một mà thôi, cùng lắm thì tăng thêm một số nhân viên chuyên thu thập dữ liệu.

Có lẽ dữ liệu cần thu thập để vào vùng nội địa của Tam giác Rồng là như sau:

Đầu tiên là khí tượng thủy văn, công việc của bộ phận khí tượng vẫn do nhị phó Hạ Nguyên Thân dẫn đầu, nhưng lần này tăng thêm hai hạng mục quan sát thủy văn, đó là dụng cụ đo độ sâu và đo lưu lượng nước chảy.

Một chiếc máy đo độ sâu tiên tiến hơn được gắn trên Lê Sa Hào, có thể đo độ sâu từ 3000 đến 5000 mét, hiện tại do hai chuyên gia của cảnh sát biển chịu trách nhiệm, nhưng dường như bây giờ, họ vẫn rất rảnh rỗi, không ngờ thiết bị này lại không thể hiển thị độ sâu của nước. Nguyên nhân thực ra rất đơn giản, độ sâu của nước ở đây đã vượt quá 5000 mét, đã đạt đến giới hạn đo của thiết bị. Hai người đành buồn chán mà dựa vào bên cạnh bàn bản đồ để trò chuyện, thỉnh thoảng ngẩng đầu nhìn lên thiết bị, nhưng trên màn hình vẫn luôn hiển thị những con số vô nghĩa... bốn số 0 to đùng.

Nhưng mấy đồng chí cảnh sát biển đo tốc độ dòng chảy ở mũi tàu lại không thoải mái như vậy. Họ đã kéo một đống dây thừng dài mấy trăm mét và khổ sở làm việc trên mũi tàu. Vốn dĩ, tàu thủy di chuyển sẽ có lúc dòng chảy chảy ngược, cần hai người trở lên kéo dây thừng để không bị tuột tay. Lần này vì khu vực biển đặc biệt nên cần để dây thừng trong nước hơn 100 mét. Hai người thì hơi vất vả, đành phải để ba người thay ca, cứ nửa giờ là thay một lần. Thực sự vất vả, cũng may mà Vạn Vĩnh Khôn, Thịnh Mập và Tiểu Quả Viên đã chủ động yêu cầu giúp đỡ. Chỉ cần một ca làm việc là có thể cố gắng hoàn thành công việc. Những dữ liệu này rất quan trọng. Liệu có tồn tại mạch nước ngầm dưới đáy biển hoặc rốt cuộc tốc độ chảy của mạch nước ngầm mạnh thế nào, đối với Lê Sa Hào mà nói, chỉ có thể được đo bằng phương pháp nguyên thủy này thôi. Lê Sa Hào ban đầu dự định trang bị một máy đo log. Nhưng xét thấy rằng thiết bị này mà lắp đặt trên một tàu hàng cỡ trung thì đúng là lãng phí. Cuối cùng vì nguyên nhân chi phí giá thành mà không cần nữa.

Thứ hai, sử dụng thiết bị hàng hải cơ bản là la bàn từ, thực ra đây chính là một la bàn rất to. Vì sự ra đời của la bàn con quay nên phương pháp xác định hướng đi ấy rất hiếm khi được sử dụng, nhưng không con tàu nào không dám trang bị cả, dẫu sao nó vẫn là thiết bị điều hướng ổn định và đáng tin cậy nhất. Ngay cả khi la bàn con quay bị hỏng, la bàn từ vẫn sẽ không bị hỏng. Nếu mất phương hướng trong biển lớn mênh mông thì rất có khả năng không bao giờ quay trở lại được nữa. Cho nên đây là một thiết bị đảm bảo dự phòng, bất luận thế nào cũng phải được trang bị. Bây giờ muốn vào vùng nội địa của Tam giác Rồng, thuyền trưởng Mạt Quyền quyết định sử dụng nó. Ông ta muốn biết hiện tượng góc lệch địa bàn* mà người ta đồn thổi rốt cuộc nghiêm trọng đến thế nào. Công việc này được giao cho Khang Thoa vốn luôn cẩn thận và tỉ mỉ, bởi vì bản thân công việc cũng không khó, chỉ cần ghi chép lại là được.

* Góc lệch địa bàn, hay còn gọi là góc lệch nam châm: đường kinh tuyến nam châm và đường kinh tuyến thực đi qua một điểm nào đó trên mặt đất thường không trùng nhau. Góc kẹp giữa chúng gọi là góc lệch nam châm.

Thiết bị không thường sử dụng thứ ba là một thiết bị nhìn ban đêm. Đây là một thiết bị thăm dò ban đêm đắt tiền, bình thường rất hiếm khi được sử dụng. Nguyên lý của nó là sau khi sử dụng ánh sáng yếu trên biển để phóng to, sau đó thông qua thiết bị có chức năng như kính viễn vọng này để quan sát mặt biển vào ban đêm sẽ giống như ban ngày. Tất nhiên, đó là cảnh ban ngày bị hạn chế, và nó có khả năng phát hiện các vật thể nhỏ bé trên biển hơn so với cách quan sát thông thường vốn tối đen như mực. Nhiệm vụ tìm kiếm nâng cao này được giao cho hai đặc công với đôi mắt sắc bén, mà Chương Kiến An ngoài việc thực hiện nhiệm vụ quan sát, anh ta còn hưng phấn mà cầm theo chiếc máy ảnh kỹ thuật số duy nhất trên tàu, nghiêm túc dựa theo sự hiểu biết của mình để chụp ảnh lấy bằng chứng, nhưng công việc này phải đợi đến khi trời hửng sáng mới có thể bắt đầu.

Bảo bối cuối cùng là thiết bị nhỏ đặt cạnh radar. Thuyền trưởng Mạt Quyền nói rằng ông ta không ngờ Lê Sa Hào lại được trang bị một thiết bị độc đáo như vậy, nó sẽ giúp giảm rủi ro đáng kể cho chuyến đi này. Ban đầu, mọi người không hiểu ý ông ta, đợi khi ông ta bật thiết bị ấy lên, một vài ký hiệu nhỏ hiển thị trên màn hình khiến họ nghẹn lời. Đây lại là một thiết bị định vị bằng sóng âm thanh sonar.

Khi nói đến sonar, họ nghe nhiều nên cũng biết. Đây là một công cụ chuyên ngành có thể thăm dò các vật thể dưới nước. Thành thật mà nói, khi tàu đi trên biển, điều khiến mọi người lo lắng nhất là liệu có thứ nguy hiểm gì dưới nước hay không. Lúc này nhờ có sonar, ngay cả một số bầy cá dưới biển, bọn họ cũng có thể nhìn thấy rõ ràng, mới thực sự cảm nhận được có thể nhìn thấy là chuyện hạnh phúc biết nhường nào.

Ngoài ra, các công việc khác được tiến hành như bình thường, ngoài việc thu thập một số dữ liệu cần thiết một cách gọn gàng ra, mọi người không còn lo lắng quá nhiều như trước.

Bởi vì cho đến nay, tình hình biển và số liệu thu thập đều bình thường.

Lý Nhất Đình ngồi trong buồng lái, lặng lẽ nắm bắt sự phát triển của tất cả công việc, chỗ nào cần giúp đỡ là ông sẽ lao tới ngay.

Đi tàu trên biển vốn dĩ là việc của nam giới, vì vậy bây giờ chỉ có ba người phụ nữ là thoải mái nhất.

***

Để đạt được mục đích, Lê Sa Hào cần đi tàu suốt đêm, nên mãi cho đến sáng hôm sau, họ mới đến được vùng biển nghe nói rất kinh khủng này. Tất cả dữ liệu điều hướng vẫn hiển thị bình thường, điều duy nhất có chút thay đổi là góc lệch địa bàn đúng là hơi lớn. Bây giờ, nếu so sánh hướng đi của la bàn từ với la bàn con quay thì sai số là hơn tám độ, nhưng điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến phương hướng thông thường.

Trần Thiên Vũ đã không đoán sai. Cơn bão trên khu vực biển này đã tan từ lâu, khi ánh mặt trời rực rỡ sáng lên, ngoài một vùng biển yên tĩnh ra thì chỉ có cảnh tượng kỳ lạ có vẻ xa xôi đã hiện ra trước mắt mọi người.

Một vài người thì kinh ngạc hô lên, những người khác đều tò mò nhìn theo, bên dưới bầu trời xanh kia, ngay phía trước mũi tàu lại lơ lửng vài đám mây không to nhưng khá dày, những đám mây ấy trông có vẻ cách mặt biển rất gần. Nhìn thoáng qua từ Lê Sa Hào, dường như nó đã bám sát mặt biển, nhìn từ ngoại hình thì những đám mây đen này đã hình thành một cơn lốc rỗng, hầu hết các đám mây đều nằm trong một phạm vi nhỏ, trung tâm là một màu đen thẫm, hai bên dần dần chuyển thành màu trắng sáng, vài đám mây đen xám trắng nằm rải rác xung quanh. Thú vị nhất chính là, dưới đáy của lốc xoáy có một cột mây dài nhỏ nối liền với mặt biển, đám mây như vậy tổng cộng có ba nơi, nhìn thì rất gần, thực ra lại cách tàu hàng rất xa.

Thuyền trưởng Mạt Quyền nói đó là vòi rồng biển, là một cảnh tượng độc đáo sau cơn bão.

Nghe thấy hai chữ vòi rồng, mọi người bắt đầu căng thẳng, thuyền trưởng Mạt Quyền mỉm cười và giải thích: “Đây là hiệu ứng siphon. Sau khi cơn bão lớn đi qua, những đám mây sẽ lan rộng, hình thành một vài đám mây nhỏ, những đám mây này thường tương đối thấp, chân không xoáy ở trung tâm sẽ hút nước biển thẳng đứng lên bầu trời… Mọi người hãy nhìn vào những đám mây khác đi, hơi nước trong đám mây đã giảm bớt và bay lên, trông giống như một cây cột cao chót vót vậy. Tình hình như vậy chứng tỏ bão ở đây đã tan, không gây ra mối đe dọa nào cho khu vực biển này nữa.”

Mọi người lập tức hiểu ra và ngạc nhiên trước sự kỳ diệu của thiên nhiên ấy.

***

Một ngày bận rộn đã trôi qua.

Khi trời sắp tối, thuyền trưởng Mạt Quyền đã trịnh trọng giao tài liệu sổ sách và tranh ảnh đã được in ra cho Trần Thiên Vũ.

“Đây là một số dữ liệu mà chúng tôi đo được sau khi đi vào vùng biển này. Tôi đã đặc biệt dặn dò họ sắp xếp thành quyển, hy vọng sẽ hỗ trợ được các anh trong quá trình điều tra.” Ông ta nhẹ nhàng nói.

Trần Thiên Vũ vội vàng cảm ơn, tài liệu này không dễ mới có được, thực sự nên cảm ơn sự ủng hộ mạnh mẽ của thuyền trưởng Mạt Quyền.

Bây giờ không phải là lúc để nói những lời khách sáo, ông gọi Lý Nhất Đình và Khang Thoa đến phòng họp. Mọi người sốt ruột mở ngay cuốn “Tổng hợp dữ liệu hàng hải về khu vực nghi là trung tâm Tam giác Rồng”, ngoại trừ một số mô tả và thuật ngữ giải thích rất chuyên nghiệp về vùng biển ra, họ chỉ có thể nắm chắc đại khái những số liệu chủ yếu dưới đây. Những dữ liệu này dựa trên tâm bão được ghi lại trên Long Đằng Tường Dược, lựa chọn một khu vực hình vuông có chiều dài và chiều rộng khoảng 50 hải lý và tiến hành lập bản đồ, có thể thấy rằng vô cùng chuyên nghiệp, tỉ mỉ và đầy công sức khổ cực:

Điểm đo lường (điểm cơ bản tiêu chuẩn): 42o42’2” độ Vĩ Bắc, 132o32’2” độ Kinh Đông

Sai số định vị: Sai số lý thuyết ±20 mét

Thời gian: 06:15 ngày 19 tháng 7 (tính theo thời gian thiên văn)

Thời tiết: nắng, có khu vực có mây

Sóng cao: 1.0 mét

Sóng trào: Không

Hướng gió: 050 độ

Tốc độ gió: 9 mét/giây

Khí áp: 1010 hPa

Tầm nhìn: >5 hải lý

Hướng đi: (hướng đi thực) 030 độ, (hướng đi của la bàn) 029 độ, (hướng đi của nam châm từ) 020 độ

Tốc độ: 13 kn

Độ sâu ngậm nước: 7.3 mét

Nước sâu: đo thực >5000 mét, hình ảnh hiển thị 8356 mét

Tốc độ chảy: (nước sâu 5 mét): 1.2 kn, (nước sâu 30 mét): 2.5 kn, (nước sâu 100 mét): 3.5 kn

Hướng chảy: (nước sâu 5 mét): 190 độ, (nước sâu 30 mét): 130 độ, (nước sâu 100 mét): 100 độ

Mục tiêu dưới nước: một bầy cá cỡ vừa

Tình huống còn lại: Vị trí vòi rồng biển ở góc 335 độ so với tàu, khoảng cách là 43 hải lý.

...

Điểm đo lường (001): 43o07’0” độ Vĩ Bắc, 132o57’5” độ Kinh Đông

Sai số định vị: Sai số lý thuyết ±20 mét

Thời gian: 08:47 ngày 19 tháng 7 (tính theo thời gian thiên văn)

Thời tiết: Trời nắng, khu vực có mây

Sóng cao: 1.5 mét

Sóng trào: Không

Hướng gió: 060 độ

Tốc độ gió: 8 mét/giây

Khí áp: 1015 hPa

Tầm nhìn: >5 hải lý

Hướng đi: (hướng đi thực) 045 độ, (hướng đi của la bàn) 044 độ, (hướng đi của nam châm từ) 035 độ

Tốc độ: 12.5 kn

Độ sâu ngậm nước: 7.1 mét

Nước sâu: Đo thực >5000 mét, hình ảnh hiển thị 7133 mét

Tốc độ chảy: (nước sâu 5 mét): 1.5 kn, (nước sâu 30 mét): 3.5 kn, (nước sâu 100 mét): 4.5 kn

Hướng chảy: (nước sâu 5 mét): 185 độ, (nước sâu 30 mét): 120 độ, (nước sâu 100 mét): 095 độ

Mục tiêu dưới nước: Ba bầy cá cỡ vừa

Tình huống còn lại: Vị trí vòi rồng biển ở góc 300 độ so với tàu, khoảng cách 26 hải lý

...

Điểm đo lường (006): 43o07’0” độ Vĩ Bắc, 132o07’0” độ Kinh Đông

Sai số định vị: Sai số lý thuyết ±20 mét

Thời gian: 11:15 ngày 19 tháng 7 (tính theo thời gian thiên văn)

Thời tiết: Trời nắng, có khu vực có mây

Sóng cao: 1.5 mét

Sóng trào: Rất nhỏ

Hướng gió: 070 độ

Tốc độ gió: 6.5 mét/giây

Khí áp: 1008 hPa

Tầm nhìn: >5 hải lý

Hướng đi: (hướng đi thực) 270 độ, (hướng đi của la bàn) 268.5 độ, (hướng đi của nam châm từ) 261 độ

Tốc độ: 13.7 kn

Độ sâu ngậm nước: 6.6 mét

Nước sâu: Đo thực 4788 mét, hình ảnh hiển thị 4785 mét

Tốc độ chảy: (nước sâu 5 mét): 0.5 kn, (nước sâu 30 mét): 1.5 kn, (nước sâu 100 mét): 2.5 kn

Hướng chảy: (nước sâu 5 mét): 200 độ, (nước sâu 30 mét): 210 độ, (nước sâu 100 mét): 198 độ

Mục tiêu dưới nước: Bảy bầy cá loại nhỏ

Tình huống còn lại: Vị trí vòi rồng biển ở góc 357 độ so với tàu, khoảng cách 28 hải lý

...

Điểm đo lường (011): 42o17’0” độ vĩ Bắc, 132o07’3” độ Kinh Đông

Sai số định vị: Sai số lý thuyết ±20 mét

Thời gian: 14:03 ngày 19 tháng 7 (tính theo thời gian thiên văn)

Thời tiết: Trời nắng, có khu vực có mây

Sóng cao: 1.5 mét

Sóng trào: Nhẹ

Hướng gió: 065 độ

Tốc độ gió: 6 mét/giây

Khí áp: 1007 hPa

Tầm nhìn: >5 hải lý

Hướng đi: (hướng đi thực) 180 độ, (hướng đi của la bàn) 179.3 độ, (hướng đi của nam châm từ) 172 độ

Tốc độ: 14.1 kn

Độ sâu ngậm nước: 6.7 mét

Nước sâu: Đo thực 4432 mét, hình ảnh hiển thị 4430 mét

Tốc độ chảy: (nước sâu 5 mét): 1.3 kn, (nước sâu 30 mét): 3.0 kn, (nước sâu 100 mét): 3.0 kn

Hướng chảy: (nước sâu 5 mét): 210 độ, (nước sâu 30 mét): 220 độ, (nước sâu 100 mét): 215 độ

Mục tiêu dưới nước: Năm bầy cá loại nhỏ

Tình huống còn lại: Vị trí vòi rồng biển ở góc 343 độ so với tàu, khoảng cách khoảng 60 hải lý

...

Điểm đo lường (016): 42o17’2” độ Vĩ Bắc, 132o57’8” độ Kinh Đông

Sai số định vị: Sai số lý thuyết ±20 mét

Thời gian: 16:55 ngày 19 tháng 7 (tính theo thời gian thiên văn)

Thời tiết: Trời nắng, có khu vực có mây

Sóng cao: 1.0 mét

Sóng trào: Không

Hướng gió: 066 độ

Tốc độ gió: 7 mét/giây

Khí áp: 1003 hPa

Tầm nhìn: >5 hải lý

Hướng đi: (hướng đi thực) 090 độ, (hướng đi của la bàn) 088.7 độ, (hướng đi của nam châm từ) 081 độ

Tốc độ: 12.8 kn

Độ sâu ngậm nước: 6.8 mét

Nước sâu: Đo thực >5000 mét, hình ảnh hiển thị 6226 mét

Tốc độ chảy: (nước sâu 5 mét): 2.0 kn, (nước sâu 30 mét): 3.5 kn, (nước sâu 100 mét): 4.0 kn

Hướng chảy: (nước sâu 5 mét): 195 độ, (nước sâu 30 mét): 187 độ, (nước sâu 100 mét): 189 độ

Mục tiêu dưới nước: Ba bầy cá cỡ vừa

Tình huống còn lại: Vị trí vòi rồng biển ở góc 306 độ so với tàu, khoảng cách khoảng 75 hải lý

...

Điểm đo lường (020): 41o42’8” độ Vĩ Bắc, 132o45’6” độ Kinh Đông

Sai số định vị: Sai số lý thuyết ±20 mét

Thời gian: 18:10 ngày 19 tháng 7 (tính theo thời gian thiên văn)

Thời tiết: Trời nắng, có khu vực có mây

Sóng cao: 1.0 mét

Sóng trào: Không

Hướng gió: 077 độ

Tốc độ gió: 8. 6 mét/giây

Khí áp: 1009 hPa

Tầm nhìn: >5 hải lý

Hướng đi: (hướng đi thực) 330 độ, (hướng đi của la bàn) 329.5 độ, (hướng đi của nam châm từ) 319.8 độ

Tốc độ: 12.5 kn

Độ sâu ngậm nước: 7.2 mét

Nước sâu: Đo thực >5000 mét, hình ảnh 8167 mét

Tốc độ chảy: (nước sâu 5 mét): 2.0 kn, (nước sâu 30 mét): 3.8 kn, (nước sâu 100 mét): 4.5 kn

Hướng chảy: (nước sâu 5 mét): 200 độ, (nước sâu 30 mét): 130 độ, (nước sâu 100 mét): 099 độ

Mục tiêu dưới nước: Ba bầy cá cỡ vừa

Tình huống còn lại: Vị trí vòi rồng biển ở góc 317 độ so với tàu, khoảng cách khoảng 55 hải lý

Trong tài liệu ghi lại tổng cộng số liệu của hai mươi mốt điểm khảo sát, phía sau còn kèm mấy chục tấm ảnh với con số rõ ràng ở các góc độ.

Nhìn thấy những số liệu chuyên ngành này, ba người hơi sững sờ, nhìn mặt ngoài thì những số liệu này dường như không đặc biệt lắm, nhưng Trần Thiên Vũ vẫn bảo Khang Thoa nhớ kĩ những số liệu mà người ta đã phải bất chấp mạo hiểm mới lấy được. Ông biết, e là Bắc Đình sẽ không có cơ hội đến nơi này lần thứ hai.

Ông nghĩ, đợi đến khi thuyền trưởng Mạt Quyền lấy lại hơi, ông còn phải chai mặt đi hỏi ý kiến ông ta nữa.