Ngược Về Thời Minh

Chương 316-4: Lo liệu tang sự (4)




Dương Lăng tuy rằng bắc đuổi Thát Đát, đông bình giặc Oa, nam hàng Phật Lang Cơ, ở Tứ Xuyên lại bình định Đô Chưởng Man trăm năm qua không ngừng phản loạn. Dương oai cho Đại Minh trước các phiên quốc, nhưng phong Quốc công không khỏi quá long trọng sao. Nhất thời quần thần mặt đỏ tía tai, quỳ trên mặt đất đầu đập bình bịch, gian khổ khuyên Hoàng đế thu hồi mệnh lệnh đã ban ra.

Chính Đức lạnh lùng liếc mắt quét qua bọn họ, thản nhiên nói:

- Công huân của Dương khanh ngay đến truy thụy Quốc công cũng không được sao? Nhất định phải có công mở mang bờ cõi ư? Vậy lãnh thổ đã mất từ lâu nay giành lại được có tính không? Hơn mười đảo Đông Hải, ngàn dặm hải vực bị vứt bỏ trăm năm, biến thành sào huyệt của hải tặc. Hiện giờ đã trở về với Đại Minh có tính không? Đô Chương Man vẫn là nước ở trong nước, không phụng hiệu lệnh, hiện giờ cải thổ quy lưu có tính không? Cái gì hoang đường? Trẫm còn muốn phong vương nữa cơ, đây có là gì quá mức? Bớt cò kè mặc cả với trẫm đi.

Chúng thần trái khuyên phải khuyên, Chính Đức cười lạnh không nói. Nhưng trái lại Lưu Cẩn đã không kiên nhẫn được nữa.

Lưu công công người ta là một kẻ rất thực tế, truy thụy ư, cho chức quan lớn thì cũng sợ gì chứ, có truy phong hắn thành Hoàng đế cũng dùng được cái rắm. Người cũng chết rồi, quan huyện còn không bằng tên quản lí hiện thời, huống chi là quan đã chết? Mấy lão đầu óc trống rỗng còn ở đây so đo mấy chuyện này nữa? Mau giải quyết cho xong việc này, người ta còn phải nghiên cứu chuyện trong triều với nha môn hàng hải ở Giang Nam nữa, đấy không những là quyền mà chính là tiền đó.

Lưu Cẩn trừng mắt, ho khan một tiếng, bước đến trước ngự án, cao giọng nói:

- Hoàng thượng anh minh. Lão nô cảm thấy chiến công của Dương đại nhân thừa sức truy phong làm Quốc công, nếu không có chiến công của các vị tổ tông đè nặng, Dương đại nhân có phong vương cũng không thành vấn đề. Hơn nữa, nói cho cùng một thế hệ khai quốc có thể phong vương phong công, thần tử đời sau hết thảy đều không thể có công lao này hay sao?

Tiêu Phương nhân cơ hội quỳ xuống nói:

- Lưu công công nói phải, như vậy có ý nghĩa gì đây? Ý nghĩa rằng công thần mở mang bờ cõi, không phải chỉ đời Thái Tổ mới có. Hôm nay truy phong Dương đại nhân, khích lệ quần thần mở mang bờ cõi. Nếu ngày sau có người phong vương, thần không cho rằng hoàng thượng đã vượt qua tổ chế, bởi vì khi đó biên giới Đại Minh hẳn đã không ngừng mở rộng. Hoàng ân mênh mông cuồn cuộn, viễn bố phủ khắp tám phương.

Lưu Cẩn là tướng đứng đầu Nội đình, hiện giờ vẫn khống chế Lại bộ và Đô sát viện. Tuyệt đại bộ phận quan viên Ngự sử đài, lão vừa ra mặt tán thành, những người này biết ý tứ của lão đại, vì thế rất nhiều lời phản đối lập tức cũng mặt dày sửa miệng tán thành. Người phái Dương Lăng Uy vũ hầu không ở kinh, chỉ nghe lệnh Tiêu Phương, lão vừa ra mặt, cũng đều lên tiếng theo.

Nhìn lại sắc mặt Chính Đức Hoàng đế, càng ngày càng dài ra, hết sức khó coi, Vương Hoa và Lý Đông Dương trao đổi ánh mắt, biết đây là chiều hướng phát triển, cũng không thể để những ngôn quan đó tiếp tục bề ngoài trung thành, vì thế hai người nhất tề bước ra một bước, cùng chắp tay tán thành. Cứ như vậy, vị trí quốc công của Dương Lăng liền đương định, bàn luận qua loa, quyết định truy phong Dương Lăng làm Uy quốc công.

Lập tức, đến lượt Hoàng đế đặt cho tên thụy. Tên thụy thường dùng tổng cộng bảy mươi ba chữ Cát tự, theo quy củ, thường thì thân vương được tặng cho một chữ tên thụy, Quận vương hai chữ thụy, đại thần đều hơn hai chữ thụy. Hai chữ thụy, phân ra quan văn và quan võ, tên thụy của quan văn đều lấy văn tự mở đầu, quan võ dùng võ tự mở đầu.

Dương Lăng chiến công hiển hách, theo lý thuyết nên lấy theo võ tướng, dùng võ tự mở đầu, nhưng hắn cũng xuất thân là tiến sĩ, là Thị Độc chiêm sĩ phủ Thái tử, hơn nữa tiến cử cây nông nghiệp, cải tiến nông nghiệp; mở cửa biển bỏ lệnh cấm, tăng cường buôn bán. Sau khi tân đế đăng cơ, rất nhiều chính lệnh đều có hắn tham dự ý kiến, bao gồm cả bốn mươi điều khoản cải cách cấp tiến Lưu Cẩn trình lên khuyên ngăn, Dương Lăng đều tự đề xuất và giải thích rõ ràng trong đó, cuối cùng được Hoàng đế phê chuẩn rồi ban bố, nói vậy nên phong văn thụy mới phải.

Một đám người đối với tên sau khi qua đời còn coi trọng hơn cả lúc còn sống, bèn giằng co văn thụy với võ thụy, nửa ngày không ra kết quả. Chính Đức Hoàng đế phiền quá, “bốp” một tiếng vỗ bàn, giải quyết dứt khoát:

- Đừng cãi nữa, Dương khanh văn võ toàn tài, thành tựu về văn hóa giáo dục võ công đều đã có, ban thưởng Dương khanh bốn chữ tên thụy, văn thụy võ thụy đều có!

Hoàng thượng miệng vàng lời ngọc, cũng đã hạ chỉ rồi, vậy cứ làm theo đi.

Văn ở trước võ, chúng quan viên bắt đầu bàn văn thụy trước. Từ Tống tới nay, trong văn thụy thì “Văn chính” là tên thụy vẻ vang nhất. Tư Mã Quang, Phạm Trọng Yêm, đều từng lấy thụy “Văn chính”. Bản triều cho tới bây giờ, chỉ có một Phương Hiểu Nhụ có được vinh hạnh đặc biệt này, xưng là “Phương Văn chính công”.

Phương Văn chính có được không dễ dàng, đó là dùng cái giá diệt mười tộc mới đổi lấy được, ai có thể độc ác bằng ông ta đây. Dương Lăng cũng từ Thế tập Hầu gia biến thành Thế tập Quốc công rồi, quang vinh tột đỉnh, lại cho hắn cái danh hiệu cao nhất, ai phục cho được?

Bao nhiêu ngôn quan không ngừng thèm thuồng. Người đọc sách trong thiên hạ cũng không phục. Phải biết rằng, chức quan cao tới đâu, cũng chỉ nhất thời, nhưng tên thụy này, là thiên thu vạn đại, vĩnh viễn lưu trong sử sách, nó giống như đánh giá cả đời của một con người vậy.

Tư Mã Quang, Phạm Trọng Yên đã làm quan gì cho triều Tống, bây giờ còn ai nhớ rõ ràng, còn ai để ý? Nhưng ngươi chỉ cần nhắc tới tên thụy của họ là “Văn chính”, hễ là người đọc sách không có ai không kính nể hẳn lên.

“Sống lên Thái phó, chết thụy Văn chính” là mục tiêu cao nhất kẻ bề tôi theo đuổi, tiện nghi không thể để hắn chiếm hết được, vì thế tên thụy Văn chính bị chúng quan viên đồng loạt lờ đi. Bắt đầu tiếp tục bàn chữ tiếp theo.

Tên thụy thường dùng tổng cộng bảy mươi ba chữ Cát tự, văn thần dùng Cát tự theo thứ tự là Chính Trung Cung Thành, ngỏ ý cẩn thận và tôn kính, võ tướng là Trung Dũng Mục Cương Đức, những chữ đề cao sức mạnh cường tráng. Vị thứ định cao trong lòng mọi người bất bình, định thấp Hoàng thượng không vui, một cái tên thụy bàn tới bàn lui, vẫn chưa bàn xong.

Lưu Cẩn rất nhàm chán nhìn đám người trông coi giang sơn xã tắc này, đại thần của hàng triệu bách tính vì một cái tên gọi mà tính toán chi li, một bước cũng không nhường, ở đó nói có sách mách có chứng không ngừng. Nhưng mấy thứ học vấn này quá sâu xa, lão cũng không hiểu, chen miệng vào cũng không lọt.

Chẳng những lão chen miệng vào không lọt, Chính Đức nghe cũng không hiểu. Lấy một chữ nào đó ra, mọi người có thể bắt đầu nói từ Tam Hoàng Ngũ Đế, đạo lý rõ ràng, sau đó nói vì sao dùng chữ này, vì sao chữ này không được. Chính Đức cũng thấy sâu xa khó hiểu, dù sao Dương khanh đã qua đời, đây là địa sự cực kỳ quan trọng, không thể qua loa được. Cho nên y cũng không dám xen miệng, để mặc quần thần tranh chấp.